© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 144: Văn bản: Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) tiếp theo

Thứ tư - 29/01/2020 08:53
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 144: Văn bản: Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) tiếp theo
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
    - HS cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện và nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê Minh Khuê.
2. Kĩ năng:                  
   - Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc diễn cảm, tóm tắt và phân tích truyện.
3. Thái độ:
   - HS có ý thức trân trọng và biết ơn những thế hệ cha anh đã ngã xuống vì độc lập tự do của tổ quốc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp  Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: ?Kể tóm tắt văn bản “Những ngôi sao xa xôi.”
                ?Hoàn cảnh sống và làm việc cảu ba cô gái TNXP có gì đặc biệt?
+ Giới thiệu bài mới: Tiết trước ta đã tìm hiểu hoàn cảnh sống và làm việc của ba cô gái TNXP trên tuyến đường Trường Sơn. Vậy ở những nữ chiến sĩ đó có vẻ đẹp tậm hồn như thế nào thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu chong tiết học hôm nay.
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B. Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chi tiết văn bản.
- Mục tiêu: Nắm được thông tin tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 20p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: Mở rộng mười cô gái ở ngã ba Đồng Lộc.
Cạnh giếng nước có bom từ trường
 Em ko rửa ngủ ngày chân lấm
 Ngày em phá nhiều bom nổ chậm
 Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà”.
GV: ? Ba cô gái này có những nét phẩm chất chung nào ?
HS: ( Trả lời )







GV:? Mặc dù có nhiều điểm chung, mỗi cô lại có mỗi nét riêng; Chị Thao là người như thế nào ?
HS: ( Trả lời )

GV:? Còn Nho Và Phương Định thì sao ?
HS: ( Trả lời )

GV:? Từ những nét chung, nét riêng đó, em có cảm nhận gì về ba cô gái thanh niên xung phong?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
? Nhân vật Phương Định được miêu tả qua cái nhìn của ai ?
HS: ( Chính nhân vật đó. )
GV:? Ở phần đầu văn bản, PĐịnh đã tự nhận mình như thế nào?
HS: ( Là cô gái Hà Nội khá đẹp. )

GV: ? Sống trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt , PĐ vẫn giữ được tính cách cuả một cô gái Hà thành. Đó là gì ?
HS: ( Hồn nhiên , mơ mộng. )
GV:? Với PĐ ai là người mà cô khâm phục nhất ?
HS: ( Những người đồng đội. )
GV: ? Đối với công việc PĐ là người như thế nào ?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét.
? Cảm xúc trước trận mưa đá ở cuối văn bản của PĐ thể hiện điều gì ?
HS: ( Hồn nhiên, nhạy cảm, mơ mộng. )
GV: ? Qua phân tích, em có nhận xét gì về nhân vật PĐ ?
HS: ( Là thế hệ thanh niên tiêu biểu cho lớp trẻ thời chống Mĩ. )
GV:? Em có nhận xét gì về cách nhìn ,cách miêu tả của nhà văn ?
HS: ( Thiên về cái đẹp. )
GV: Nhận xét và chốt lại.
-> Bình: Những ngôi sao xa xôi.
II. Phân tích văn bản: 
 1. Hình ảnh của ba cô gái thanh niên xung phong:



b. Phẩm chất chung:
- Họ là những cô gái trẻ có cá tính
- Tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ
- Dũng cảm, hi sinh, không quản gian khổ.
- Tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó.
- Dễ xúc động , hay mơ mộng và thích làm đẹp.
 c. Phẩm chất riêng:
- Thao: Lớn tuổi, từng trải, thích chép bài hát, chiến dấu dũng cảm bình tĩnh nhưng rất sợ máu.

- Nho: Thích thêu thùa, thích kẹo.
- Phương Định: Nhạy cảm, mơ mộng, thích hát.

-> Tâm hồn trong sáng dũng cảm, hồn nhiên lạc quan, yêu đời.


2. Hình ảnh Phương Định:



- Là cô gái Hà Nội khá đẹp , hai bím tóc dày, cổ cao kiêu hãnh, cái nhìn xa xăm, màu nâu, dài.

- Tâm hồn trong sáng , nhạy cảm ,biết quan tâm đến hình thức nhưng kín đáo giữa đám đông
- Yêu mến khâm phục, tự hào về những người đồng đội của mình.

- Dũng cảm tự tin, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.






->Là con người mới tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
 
Hoạt động 2: HDHS tổng kết văn bản.
- Mục tiêu: nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

GV: ? Tìm những nét đặc sắc của nghệ thuật văn bản ?
HS: ( Trả lời )
GV: Bổ sung và chốt ý.
? Qua văn bản, em hiểu thêm gì về những thanh niên xung phong thời chống Mĩ ?
HS: ( Dũng cảm, lạc quan. )

GV: ? Nội dung chính của truyện?
HS: ( Trả lời )


GV: Nhận xét, bổ sung và chốt lại.
-> Gọi HS đọc ghi nhớ ( SGK ).
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Chọn ngôi kể phù hợp
- Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế
- Ngôn ngữ giọng điệu tự nhiên ,gần với khẩu ngữ, trẻ trung , nữ tính
- Câu văn ngắn , nhịp nhanh tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường.
 2. Nội dung:         
- Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, một tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của các cô gái TNXP trên đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
  * Ghi nhớ: ( SGK/122 )
 
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 5p
? suy nghĩ của em về nhân vật P.Định?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 3p
? Nêu ý nghĩa văn bản?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 2p
+ Học bài, chuẩn bị nội dung kiến thức về hoạt động ngoại khóa về văn học địa phương
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây