© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 143: Văn bản: Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)

Thứ tư - 29/01/2020 08:52
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 143: Văn bản: Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
    - HS cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện và nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê Minh Khuê.
2. Kĩ năng:                  
   - Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc diễn cảm, tóm tắt và phân tích truyện.
3. Thái độ:
   - HS có ý thức trân trọng và biết ơn những thế hệ cha anh đã ngã xuống vì độc lập tự do của tổ quốc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
        - Giáo án, SGK, SGV, máy chiếu
2. Học sinh:
      - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp  Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B. Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu khái quát văn bản.
- Mục tiêu: Nắm được thông tin tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 20p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
 

GV: ? Hãy cho biết vài nét về tác giả?
HS: ( Trả lời )
GV: chiếu ảnh chân dung tác giả - bổ sung thêm.


? Truyện ngắn được viết vào thời gian nào?Xác định thể loại và ngôi kể?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
? Tác dụng của ngôi kể?
HS: Tạo thuận lợi để tác giả miêu tả thế giới nội tâm, cảm xúc suy nghĩ của từng nhân vật, tạo điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở trọng điểm tuyến đường Trường Sơn.
GV: Chốt ý.
GV:Lưu ý HS một số từ khó.

? Bố cục của bài có thể được chia như thế nào?Nội dung từng phần?
HS: ( Trả lời )



? Hãy tóm tắt văn bản?
HS:
-Ba nữ TNXP làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn gồm 3 cô gái: Phương Định, Nho, chị Thao.
-Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu những ví trí bom chưa nổ và phá bom.
-Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị, c/s gian khổ khó khăn nhưng họ vẫn có những nét vui vẻ, mơ mộng, yêu thương, gắn bó trong tình đồng đội.
-Truyện tập trung miêu tả nhân vật Phương Định - nhân vật chính. Cô gái giàu cảm xúc, mơ mộng, hồn nhiên, luôn nhớ về những kỉ niệm của thời thiếu nữ, gia đình, thành phố thân yêu.
-Phần cuối tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật trong một lần phá bom, Nho bị thương và sự lo lắng, chăm sóc của 2 người.
GV: Nhận xét và chốt lại – chuyển ý.
I. Tìm hiểu chung:
  1. Tác giả:

- Lê Minh Khuê ( 1949 )
- Quê : Thanh Hoá
- Là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, từng là thanh niên xung phong.
  2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt.
- Thể loại: Truyện ngắn.
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất ( Phương Định)



- Từ khó: SGK/ 120,121
  
 3. Bố cục: 3 phần
- P1: Từ đầu-> "sao trên mũ" : Hoàn cảnh và phẩm chất của ba cô gái TNXP.
- P2: Tiếp-> “ Thao bảo” : Nhân vật Phương Định.
- P3: Còn lại : Niềm vui sau những giây phút nguy hiểm.
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu chi tiết văn bản.
- Mục tiêu: nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: ? Câu chuyện xoay quanh những nhân vật nào?
HS: ( Thao, Phương Định và Nho )
GV:? Ở ba cô gái đó có điểm gì chung ?( Hoàn cảnh sống, công việc gì )
HS: ( Trả lời )
GV? Nơi ở của ba cô gái có gì đặc biệt?
HS: ( Trả lời )



GV: ? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống của ba cô gái TNXP ?
HS: ( Nhận xét )
GV: ? Họ làm công việc gì?
HS: ( Nhận xét )

GV: ? Em có nhận xét gì về tính chất công việc của ba cô gái TNXP ?
HS: ( Nhận xét )
GV: ? Công việc này đòi hỏi ở họ phải có phẩm chất gì?
HS: ( Trả lời )
GV: Chốt lại.
→ Qua đây ta thấy ba cô gái TNXP sống trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, gian khổ, khắc nghiệt và đầy nguy hiểm, cái chết luôn rình rập. Đó chính là hiện thực của cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kì và oanh liệt của dân tộc Việt Nam.
GV: Trình chiếu các bức tranh về môi trường. (máy chiếu)
- Nhìn những bức tranh này em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa môi trường và chiến tranh? (Chiến tranh có tác động như thế nào đối với môi trường?)
HS: Chiến tranh nó không chỉ tàn phá về thể xác con người mà còn có sức hủy diệt sự sống của vạn vật, thậm chí còn gây ra những nỗi đau dai dẳng từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi chất đọc hóa học mà đến nay ảnh hưởng của nó vẫn rất nặng nề.
-> Tiểu kết tiết 1.
II. Phân tích văn bản: 
 1. Hình ảnh của ba cô gái thanh niên xung phong:
a. Hoàn cảnh sống:
* Nơi ở:
- Trên một cao điểm, trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
- Ở trong một cái hang dưới chân cao điểm.
- Đường bị đánh lở loét, hai bên đường không có lá xanh.
->Hoàn cảnh sống bao trùm sự căng thẳng, ngột ngạt, nguy hiểm, đe doạ sự sống
* Công việc:
- Đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom.
- Đếm, phá bom chưa nổ.




→ Công việc nguy hiểm, cái chết luôn rình rập, dòi hỏi sự dũng cảm và tinh thần thép.





 
 









 
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 5p
? tóm tắt nội dung chính của văn bản?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 5p
? Suy nghĩ của em về hoàn cảnh sống của các cô gái?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 2p
+ Học bài, chuẩn bị phần tiếp theo của bài: những ngôi sao xa xôi.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây