© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 147: Biên bản

Thứ tư - 29/01/2020 09:11
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 147: Biên bản
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
    - HS phân tích được các yêu cầu của biên bản và liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống và nắm được cách viết biên bản.
2. Kĩ năng:
   - Rèn kĩ năng nhận diện các trường hợp viết biên bản, biết cách viết biên bản sự vụ.
3. Thái độ:
   - Bồi dưỡng cho HS thái độ đúng đắn, linh động khi viết biên bản.
4. Định hướng phát triển năng lực:
   - Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ.
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B. Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu về đặc điểm của biên bản:
- Mục tiêu: Nhận biết các đặc điểm của biên bản.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: Gọi HS đọc ví dụ ( SGK/ 123, 124 ).
? Biên bản ghi lại những sự việc gì ?
HS: ( Trả lời )
GV:  Nhận xét.

? Biên bản thường phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức ?
HS: ( Trả lời )




GV: Nhận xét, bổ sung.
-> Chốt ý.
 
I. Đặc điểm của biên bản:

- Ghi lại nội dung, diễn biến, các thành phần tham dự một cuộc họp hoặc một cuộc trao trả giấy tờ, tang vật cho người vi phạm sau khi đã xử lí.
 
- Nội dung:
+ Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.
+ Ghi chép phải trung thực, đầy đủ.
+ Thủ tục phải chặt chẽ ( Thời gian, địa điểm )
+ Lời văn ngắn gọn, chính xác.
- Hình thức:
+ Viết đúng mẫu quy định
+ Không trang trí họa tiết, tranh ảnh.
Hoạt động 2: HDHS cách viết một biên bản.
- Mục tiêu: Học sinh biết cách viết một biên bản
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, thực hành.
- Thời gian: 15p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

GV: ? Bố cục của một biên bản gồm mấy phần?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Phần mở đầu gồm những mục nào?
HS: ( Trả lời )
GV: Lưu ý: Tên biên bản phải viết in hoa và ghi rõ nội dung chính của biên bản.
? Phần nội dung gồm những mục nào?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Cách ghi nội dung biên bản?
HS: ( Chính xác, khoa học, khách quan.)
GV: ? Tính chính xác, cụ thể trong biên bản có giá trị như thế nào?
HS: ( - Giúp gười có trách nhiệm làm cơ sở xem xét để đưa ra kết luận đúng đắn. )
GV: ? Phần kết thúc gồm những mục nào?
HS: ( Trả lời )

GV: ? Mục kí tên nói lên điều gì?Lời văn của biên bản phải ghi như thế nào?
HS: ( Lời văn của biên bản phải ghi ngắn gọn, chính xác)
GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
HS: ( Đọc ghi nhớ/ 126 )
II. Cách viết một biên bản:


 1. Phần mở đầu:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian, địa điểm, tên biên bản, thành phần tham dự lập biên bản.

 2. Phần nội dung:
- Ghi lại diễn biến và kết quả của sự việc một cách trung thực, khách quan.






 3. Phần kết thúc:
- Thời gian kết thúc.
- Họ tên, chữ kí của chủ tọa và thư kí hoặc các bên tham gia lập biên bản.


   * Ghi nhớ: ( SGK/126 )
Hoạt động 3. HDHS làm bài tập
- Mục tiêu: HS biết những trường hợp nên viết biên bản.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

GV: Gọi HS đọc bài tập 1.
HS: ( Lên bảng làm bài tập )

GV: Gọi HS nhận xét-> Sửa chữa và chốt lại.
III. Luyện tập:
 1. Bài tập 1:       
- a,c,d: Cần viết biên bản
- b: Viết đề nghị
- e: Viết bản kiểm điểm 
C. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 4p
? Hãy nhắc lại đặc điểm từng phần của một biên bản?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 5p
? Nêu một số trường hợp cần viết biên bản?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
 
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, chuẩn bị bài mới: Ro-bin-xon ngoài đảo hoang.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây