© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 146: Trả bài tập làm văn số 7

Thứ tư - 29/01/2020 09:08
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 146: Trả bài tập làm văn số 7
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình, biết sử lỗi chính tả và cách diễn đạt.
- Khắc phục những nhược điểm ở bài Tập làm văn, thuần thục hơn kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học.
2. Kĩ năng:
   - Rèn cho HS kĩ năng hành văn trôi chảy, mạch lạc và biết cách sửa chữa bài viết.
3. Thái độ:
   - Giáo dục HS có ý thức nghiêm túc sửa chữa lỗi sai, tự giác, tích cực và chủ động khi viết bài văn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
   - Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
   - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh:
   - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ.
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B. Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu đề.
- Mục tiêu: đưa ra đáp án đúng nhất cho đề bài.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
 
ĐỀ BÀI
Câu 1: Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
Câu 2: Nêu bố cục của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
Câu 3: Trình bày cảm nhận của em về bài “ Sang Thu” của Hữu Thỉnh?

HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (1đ)
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá cảu mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
Câu 2: (3đ)
- Bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc theo các phần:
* Mở bài:
- Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.
* Thân bài:
- Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
* Kết bài:
- Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
Câu 3: (6đ)
* Lập dàn ý:
1. Mở bài: (1đ)
- Giới thiệu bài thơ “Sang Thu”, nêu ý kiến khái quát của mình về sự biến chuyển của đất trời cuối Hạ đầu Thu trong bài thơ.
 2. Thân bài: (4đ)
+ Phân tích, nêu nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật trong bài thơ:
 - Hình ảnh, tín hiệu của mùa thu: (khổ thơ 1)
-> Tác giả cảm nhận bằng một tâm hồn nhạy cảm, gắn bó với cuộc sống nơi làng quê.
- Quang cảnh đất trời khi sang thu (khổ thơ 2): nghệ thuật độc đáo-> Thể hiện sự cảm nhận tinh tế.
- Dấu hiệu biến đổi của thiên nhiên và ý nghĩa của hai câu thơ kết bài. (khổ thơ 3)
3. Kết bài: (1đ)
- Khẳng định vấn đề: Với sự cảm nhận tinh tế, bằng nhiều giác quan nhà thơ đó cho ta thấy rõ sự biến chuyển nhẹ nhàng của đất trời cuối Hạ đầu Thu.    
* Hình thức:
- Trình bày sạch đẹp, khoa học, bố cục mạch lạc, rõ ràng.
Hoạt động 2: Nhận xét, trả bài.
- Mục tiêu: Học sinh nhận ra lỗi sai và biết cách sửa chữa.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 20p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: Nhận xét chung về ưu, nhược điểm của HS.








    * Kết quả:
Lớp Giỏi Khá TB Yếu
9A        
9B        

GV: Nhận xét cụ thể từng HS và đọc một bài khá, một bài yếu để so sánh-> Rút kinh nghiệm.
  - Bài khá:
  - Bài yếu:
GV: Trả bài cho HS và gọi điểm vào sổ.
-> HDHS sửa chữa một số lỗi chính tả.
II. Nhận xét chung:
 1. Ưu điểm:
- Đa số bài viết đúng thể loại, nội dung
- Hs nắm chắc phần giảng văn, vận dụng tốt vào bài viết
- Phân tích, cảm nhận khá sâu sắc, trích dẫn tốt.
- Lỗi chính tả đã được hạn chế
- Nhiều bài viết hay, so sánh, mở rộng, liên hệ tốt.
2. Nhược điểm:
- Một số ít bài chưa đi sâu vào chủ đề văn bản
- HS còn phụ thuộc vào kiến thức giảng văn, ít đi sâu phân tích ngôn ngữ, nghệ thuật.
- Nhiều bài viết nội dung còn sơ sài, chưa trích dẫn thơ.
- Diễn đạt chưa mạch lạc, thiếu ý chuyển đoạn.
- Bài viết còn thiếu sự sáng tạo.
- Đa số chữ viết của HS còn ẩu, sai chính tả nhiều: S – X, D – Gi, R – D,
- Không viết hoa đúng chỗ.
- Phê bình một số HS chưa có ý thức làm bài đúng quy định.
 III. Trả bài, gọi điểm:
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 4p
? Yêu cầu về bố cục của bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 5p
? Đọc một bài thơ trong chương trình ngữ văn 9 mà em thích?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, chuẩn bị bài mới: Biên bản.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây