© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 149: Tổng kết về ngữ pháp

Thứ tư - 29/01/2020 09:14
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 149: Tổng kết về ngữ pháp
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
    - Ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức về từ loại đã học: Danh từ, động từ, tính từ.
2. Kĩ năng:
    - Rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức ngữ pháp vào nói và viết.
3. Thái độ:
    - Giáo dục ý thức nghiêm túc sử dụng ngữ pháp trong giao tiếp.
4. Định hướng phát triển năng lực:
   - Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: Tinh thần lạc quan cảu Rô-bin-xơn được thể hiện như thế nào qua văn bản?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B. Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS ôn tập lí thuyết.
- Mục tiêu: Nắm được những kiến thức về những từ loại.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................


GV: ? Thế nào là danh từ?Cho ví dụ?
HS: ( Trả lời )


GV ? có mấy loại danh từ? nhận xét về khả năng kết hợp của danh từ?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.

 ? Động từ là gì?Cho ví dụ?
HS: ( Trả lời )
GV ? nhận xét về khả năng kết hợp của động từ?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Tính từ là gì? Cho ví dụ?
HS: ( Trả lời )
GV ? nhận xét về khả năng kết hợp của tính từ?
HS: ( Trả lời )
A. Từ loại:
I. Danh từ, động từ, tính từ:
1. Danh từ:           
                      
- Là những từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm.
- Có hai loại: Danh từ chung và danh từ riêng.
-> Danh từ có thể kết hợp với phụ trước và phụ sau để tạo thành cụm danh từ.
2. Động từ:
- Là những từ chỉ hoạt động hoặc trạng thái của sự vật.
-> Động từ có thể kết hợp với phụ trước và phụ sau để tạo thành cụm động từ.

 3. Tính từ:
- Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật.
-> Tính từ có thể kết hợp với phụ trước và phụ sau để tạo thành cụm tính từ.
Hoạt động 2: HDHS làm bài tập:
- Mục tiêu: thực hành kiến thức.
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề.
- Thời gian: 20p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK/130)
 
HS: ( Trả lời)





GV: Nhận xét.
-> Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2,3
 
HS: ( Lên bảng làm bài tập 2,3.)

GV: Nhận xét và sửa chữa.
-> Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4.
-> HDHS làm bài tập.
HS: ( Làm bài tập vào vở-> Trình bày. )
 II. Luyện tập:

 1. Bài tập 1: ( SGK/ 130)
a. - Hay : Tính từ
   - Đọc : Động từ
   - Lần : Danh từ
b. Nghĩ ngợi : Động từ
c. - Lăng , làng : Danh từ
  - Phục dịch , đập : Động từ
d. Đột ngột : Tính từ
e. Phải , sung sướng : Tính từ
 2. Bài tập 2,3:  Khả năng kết hợp

- Rất, hơi, quá : Đi kèm với tính từ
- Hãy, đã, vừa : Đi kèm với động từ
- Những, các, một : Đi kèm với danh từ
 3. Bài tập 4: ( SGK/131)
 
Ý nghĩa khái quát của từ loại Khả năng kết hợp
Kết hợp về phía trước Từ loại Kết hợp về phía sau
Chỉ sự vật ( Người vật, hiện tượng, khái niệm…) - Số từ, lượng từ ( các, những, một…) Danh từ Các chỉ từ ( Này, nọ, ấy, kia…)
Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật - Các phó từ ( hãy, đã, vừa…) Động từ Các từ chỉ phương hướng, kết quả
Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật - Các phó từ chỉ mức độ ( Rất, hơi, quá…) Tính từ  
GV: Nhận xét. Chốt lại.
HS: Đọc yêu cầu bài tập 5.
GV: HDHS làm bài tập.
HS: ( Lên bảng làm bài tập )


GV: Nhận xét và sửa chữa.
-> Chốt lại:
 ( Đây là hiện tượng chuyển loại của từ. Vì vây khi xem xét một từ thuộc từ loại nào, cần đặt nó vào ngữ cảnh câu văn. )
-> Tiểu kết tiết 1.
4. Bài tập 5: ( SGK/131,132 )

a. Tròn : TT dùng như ĐT
b. Lí tưởng : DT dùng như TT
c. Băn khoăn : TT dùng như DT
 
C. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 4p
? Nhặc lại khái niệm các từ loại đã học?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 5p
? Lấy ví dụ về các từ loại đã học?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, chuẩn bị tiếp bài: Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo).
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây