© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 153. Văn bản: Bố của Xi- Mông (Mô-Pa-Xăng)

Thứ tư - 29/01/2020 09:22
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 153. Văn bản: Bố của Xi- Mông (Mô-Pa-Xăng)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:          
- Thấy được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật chính trong đoạn trích. Qua đó, giáo dục lòng yêu thương bạn bè, tình cảm nhân văn cho HS.
2. Kĩ năng:         
- Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc- hiểu văn bản văn học nước ngoài.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS lòng yêu thương bè bạn và mở rộng, là lòng yêu thương con người.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Câu hỏi : Nhắc lại các đặc điểm của hợp đồng và bố cục của hợp đồng ?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B. Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chung văn bản.
- Mục tiêu: Nắm được thông tin tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

GV: ? Hãy cho biết vài nét về tác giả?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét, bổ sung:

? Hiểu biết về tác phẩm?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét và chốt ý.





GV: HDHS đọc giọng: Kể, tả, đối thoại, phù hợp với giọng nhân vật.
-> Đọc mẫu.
HS: ( Đọc văn bản)       

-> Lưu ý HS một số từ khó.
? Bố cục của bài có thể được chia như thế nào?Nội dung?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét và chốt lại.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Mô-Pa-Xăng ( 1850-1893).
- Là nhà văn hiện thực nước Pháp thế kỉ XIX , sở trường truyện ngắn.
 
2. Tác phẩm:
- Văn bản trích đề cập một vấn đề xã hội: Thái độ của mọi người đối với những phụ nữ bị lầm lỗi.
- Thể loại: Tiểu thuyết phiêu lưu
- Ngôi kể: Thứ ba ( Theo trình tự thời gian ).




 
 3. Bố cục: 2 phần
- P1: Từ đầu-> “ Chỉ khóc hoài”: Nỗi khổ của Xi- mông.
- P2: Xi-mông được giải thoát khỏi nỗi khổ.
 
Hoạt động 2: HDHS phân tích văn bản
- Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 20p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: Yêu cầu HS đọc lại phần 1.
? Đoạn văn kể, tả lại chuyện gì?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Xi Mông ra bờ sông để làm gì?
HS: ( Trả lời )     
GV: ? Vì sao em bỏ ý định nhảy xuống sông tự tử?
HS: ( Trả lời )

GV: ? Khi ở bờ sông một cảnh tượng như thế nào đã hiện ra trước mắt Xi- mông?
HS: ( Cảnh tượng cao rộng, trong sáng, ấm áp: Trời ấm áp, ánh mặt trời êm đềm sưởi ấm bãi cỏ, nước lấp lánh như gương. )
GV: ? Cảnh tượng ấy tác động như thế nào đến Xi-mông?
HS: ( Có những phút giây khoan khoái, thèm được ngủ.)

GV: ? Hình ảnh một em bé đẫm nước mắt lang thang nơi bờ sông…gợi lên số phận như thế nào?
HS: ( Trả lời )

GV: ? Sự xuất hiện của một chú nhái đã cuốn Xi- mông vào một trò chơi như thế nào?
HS: ( Em đuổi theo nó và vồ hụt ba lần liền, cuối cùng em tóm được…huơ lên như hai bàn tay. )
GV: Nhận xét.
? Trò chơi ấy tác động như thế nào đến Xi-mông?
HS: ( Vui, bật cười )
GV: ? Xi-mông tìm được niềm vui nơi bờ sông nhưng lại bị chính những người là đám bạn học chế giễu, hành hạ. Em nghĩ gì về sự việc này?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Vì sao Xi-mông lại khóc khi chơi với con nhái?
HS: ( Kéo em về với thực tại: Có nhà, có mẹ, không có bố )
GV: ? Việc Xi-mông không đọc được hết bài kinh vì những cơn nức nở lại kéo đến dồn dập đã cho thấy em phải chịu đựng một nỗi khổ như thế nào?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét và chốt lại.
GV: Yêu cầu HS đọc diễn cảm đoạn: “Bỗng....bỏ đi rất nhanh”.
HS: ( Đọc bài)      
GV: ? Xi Mông tỏ thái độ như thế nào khi gặp bác Phi líp bên bờ sông?
HS: ( Trả lời )


GV: ? Khi bác Phi Lip tâm sự với em thì tâm trạng của em lúc nay như thế nào?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
? Khi trở về nhà được gặp lại mẹ nhưng tại sao em lại khóc? Em đã nói và hỏi bác Phi líp những gì ?

HS: ( Trả lời )



GV: ? Qua những hành động của Xi mông cho ta hiểu được điều gì về bé?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét.
? Trước những lời đùa cợt của lũ bạn ác ý ở trường , Xi-mông có cách phản ứng như thế nào?
HS: ( Trả lời )     

GV: ? Tại sao hôm nay em lại có cách phản ứng như vậy?
HS: ( Chính người bố mới đã cho em sức mạnh để em sẵn sàng chịu đựng chứ không thèm bỏ chạy như trước, không thèm đầu hàng trước lũ bạn tinh quái và tác ý. )
GV: ? Qua phân tích em có nhận xét như thế nào về Xi Mông?
HS: ( Trả lời )


GV: ? Theo em chị BLăng - Sốt có phải là người phụ nữ xấu không? Việc tác giả miêu tả ngôi nhà và thái độ của chị nói lên điều gì?
HS: ( Trả lời )



GV: ? Ta có thể nhận xét gì về người phụ nữ này ?
HS: ( Trả lời )

GV: ? Bác thợ rèn được tác giả miêu tả chân dung như thế nào ? Khi đứng trước chị Blăng sốt bác có thái độ như thế nào? Tại sao ?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
? Trước những lời nói của Xi Mông Bác đã có phản ứng như thế nào ? Qua đó, ta nhận xét gì về bác Phi líp?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét và chốt lại:
 - Xi-mông: Hồn nhiên, kiên quyết
 - B lăng-sốt: Đoan trang, yếu đuối
 - Phi-líp: Khỏe mạnh, chân thành, sâu sắc.
II. Phân tích văn bản: 
 1. Nhân vật Xi- Mông:
a. Tâm trạng ở bờ sông:



- Đau khổ đến tuyệt vọng vì bị bạn bè trêu chọc, sỉ nhục: Chú định ra bờ sông để tự tử.






- Song cậu cũng còn rất trẻ con, tư tưởng dễ bị phân tán cho nên trước cảnh đẹp: trời ấm....đã cuốn hút em khiến em quên đi đau khổ.

-> Xi- mông có số phận cô độc, đau khổ, đáng thương.









- Thiên nhiên nâng đỡ tâm hồn Xi-mông.



-> Phê phán thực tại XH lạnh lùng.








-> Nỗi khổ đau tinh thần không thể giải thoát đến độ tuyệt vọng.


b. Tâm trạng khi gặp bác Phi Líp:

- Đầu tiên cậu khóc nức nở, nghẹn ngào.
sau tuyệt vọng bất lực của chú bé.

- Nhưng rõ ràng vẫn còn là một đứa trẻ nên ngay sau đó đã nghe theo lời Bác và cùng bác về nhà.



- Gặp mẹ: Ôm mẹ, oà khóc, nhắc lại ý định tự tử của mình vì không chịu được nỗi nhục không có bố.
- Đề nghị bác Phi líp làm bố : Bác có muốn làm bố cháu không?

-> Khát khao có bố.




- Ở trường: Em chủ động trả lời và quát ngay vào mặt chúng: Bố tao là Phi líp.
-> Niềm tự hào, hãnh diện.








-> Là một cậu bé đáng thương, đáng yêu.

 2. Nhân vật Blăng- Sốt:


- Một con người nghiêm nghị một thời lầm lỡ.
- Trước lời nói ngây thơ của con trẻ làm cho chị càng đau nhói con tim của người mẹ.

-> Chị không phải là người phụ nữ hư hỏng mà không may lầm lỡ, bị lừa dối. Một con người đáng được cảm thông.

3. Nhân vật bác thợ rèn Phi-Líp:

- Đứng trước chị BLăng sót bác cảm thấy cần phải trân trọng.


-> Bác là người tốt bụng, bác trở thành người bố thực sự chia sẻ những mất mát, bất hạnh cùng người phụ nữ.
 
Hoạt động 3: HDHS tổng kết văn bản.
- Mục tiêu: Học sinh nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 05p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét, chốt ý.
? Nêu nội dung chính của văn bản?
HS: ( Trả lời )
GV: Chốt lại.
-> Gọi HS đọc ghi nhớ.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
2. Nội dung




- Ghi nhớ: SGK/ 144
C. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 2p
? Nguyên nhân nào khiến xi-mông có tâm trạng như vậy?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 2p
? Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh của em bé đó?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, chuẩn bị phần tiếp theo của bài: Bố của Xi-mông
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây