© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 151: Luyện tập viết biên bản

Thứ tư - 29/01/2020 09:17
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 151: Luyện tập viết biên bản
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
   - HS được ôn lại lí thuyết về đặc điểm và cách viết biên bản.
   - Viết được một biên bản hội nghị hoặc một biên bản sự vụ thông dụng.
2. Kĩ năng:
   - Rèn kĩ năng viết biên bản đúng cách, chính xác khi cần.
3. Thái độ:
   - Bồi dưỡng cho HS thái độ nghiêm túc, tự giác, tích cực luyện tập.
4. Định hướng phát triển năng lực:
   - Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 15p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Câu hỏi : Ta đã học những từ loại và cụm từ nào ? Cấu tạo của cụm từ gồm những phần nào? Đặt câu với các cụm từ đó và xác định từng phần ?
+ Gợi ý chấm: - Học sinh liện kê đúng các từ loại và cụm từ.
            - Trả lời đúng cấu tạo của cụm từ, lấy được ví dụ và xác định đúng.
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B. Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS ôn tập lí thuyết
- Mục tiêu: củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 5p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

GV: ? Biên bản được viết nhằm mục đích gì?
HS: ( Trả lời )
GV:  Nhận xét.
? Biên bản được dùng làm gì?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Nội dung cần ghi như thế nào?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét, bổ sung.
-> Chốt ý.
I. Ôn tập lí thuyết:


- Ghi lại sự việc đã ( đang ) xảy ra.

- Dùng làm chứng cứ, cơ sỏ cho nhận định, kết luận.
- Kịp thời, đầy đủ, tỉ mỉ, trung thực.
 
Hoạt động 2: HDHS thực hành viết biên bản:
- Mục tiêu: Học sinh viết được một biên bản
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 20p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: ? Nội dung biên bản cần thêm những gì?
HS: ( - Tập thể lớp trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu.
     - Phát biểu của đại biểu. )

GV: ? Các mục cần được sắp xếp như thế nào?
HS: ( Trả lời )
II. Luyện tập:

  1. Bài tập 1: Những mục còn thiếu cần bổ sung:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Địa điểm, thời gian
- Tên biên bản, chủ tọa, thư kí
- Kí xác nhận.
 
Chữa bài chi tiết:
TRƯỜNG THCS PHÚC CHU
CHI ĐỘI: 9
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BIÊN BẢN
Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ văn
 
  • Khai mạc hồi 7h30 phút, ngày 05/04/2019 tại phòng học lớp 9.
  • Thành phần tham dự: + 32 HS lớp 9
+ Thầy Dũng - Giáo viên Ngữ văn
- Đại biểu: Lớp phó học tập: 8, 7, 6.
- Chủ tọa: Thầy Phạm Văn Công
- Thư kí: Triệu Mai Lan.
NỘI DUNG HỘI NGHỊ
 
  1. Thầy Phạm Văn Công khai mạc, nêu yêu cầu và nội dung hội nghị
  2.  Bạn Lý Thị Lệ Chi - Lớp trưởng - Báo cáo sơ lược tình hình học tập môn Ngữ văn.
  3.  Kinh nghiệm của bạn Trần Văn Tính.
  4.  Kinh nghiệm của bạn Hoàng Quốc Toản.
  5.  Tập thể lớp trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu
  6.  Đại biểu lớp 8 phát biểu ý kiến
  7.  Thầy Phạm Văn Công tổng kết.
Cuộc họp kết thúc vào hồi 10 giờ 30 phút cùng ngày.
    Chủ tọa                                       Thư kí:
GV: HDHS làm bài tập 2,3,4 theo mẫu.
HS: ( Làm bài tập 2 tại lớp, bài tập 3,4 về nhà )
2. Bài tập 2: ( SGK/136 )
C. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 2p
? Nhặc lại đặc điểm của biên bản?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 2p
? Các trường hợp nào cần viết biên bản, trường hợp nào không cần viết biên bản?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, chuẩn bị bài: Hợp đồng.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây