© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 154. Ôn tập về truyện

Thứ tư - 29/01/2020 09:24
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 154. Ôn tập về truyện
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS được ôn tập, củng cố những kiến thức về thể loại, nội dung của các tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại đã học ở chương trình Ngữ văn 9.
2. Kĩ năng:         
- Rèn luyện cho HS kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho HS ý thức tự giác, tích cực ôn tập về truyện.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Câu hỏi : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B. Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS ôn tập lí thuyết.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 17p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: Yêu cầu HS lập bảng thống kê các tác phẩm truyện đã học:
- Tên tác phẩm?
- Tác giả?
- Năm sáng tác?
- Tóm tắt nội dung và nghệ thuật?
HS: ( Dựa theo hướng dẫn của GV và lập bảng thống kê. )
I. Lí thuyết:
 1. Thống kê các tác phẩm truyện đã học trong chương trình Ngữ văn 9:
 
STT Tên tác phẩm Tên tác giả Năm sáng tác Tóm tắt nội dung và nghệ thuật
1 Làng - Truyện Ngắn Kim Lân 1948 - Qua tâm trạng đau xót tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng thống nhất với tinh thần kháng chiến của người nông dân.
- Đặt nhân vật vào tình huống để bộc lộ chiều sâu tâm trạng; miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế; Ngôn ngữ sinh động, giàu tính khẩu ngữ; cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên.
2 Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long 1970 - Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm việc một mình trên trạng khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Qua đó, nhà văn ca ngợi những con người thầm lặng cống hiến cho đất nước trong công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc.
- Xây dựng tình huống truyện hợp lí, cách kể chuyện hợp lí, tự nhiên, kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận.
3 Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng 1966  - Câu chuyện éo le cảm động về hai cha con ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó , tác giả ca ngợi tình cảm cha con thắm thiết.
- Cách kể tự nhiên, giản dị, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, sáng tạo tình huống bất ngờ, tự nhiên mà hợp lí; miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật sâu sắc, tinh tế.
4 Bến quê - Truyện ngắn Nguyến Minh Châu 1985 - Qua những cảm xúc và tâm trạng nhân vật nhĩ vào lúc cuối đời, trên dường bệnh , truyện thức tỉnhở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, của cuộc sống quê hương.
- Miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng; Cốt truyện giản dị nhưng mang ý nghĩa sâu sắc; Xây dựng tình huống trần thuật theo dòng tâm trạng nhân vật.
5 Những ngôi sao xa xôi - Trích truyện ngắn Lê Minh Khuê 1971 - Cuộc sống chiến đấu của những cô thanh niên xung phong trên cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giầu mộng mơ, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu dầy hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan.
- Giọng trần thuật tự nhiên, câu văn linh hoạt, phóng túng, miêu tả tâm lí nhân vật rõ nét.
Hoạt động 2: HDHS đọc và tóm tắt lại các truyện
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 15p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: Yêu cầu HS lần lượt đọc và tóm tắt.
HS: ( Thay nhau đọc lại các văn bản và tóm tắt.)
GV: Gọi HS nhận xét-> Sửa chữa và rút kinh nghiệm.
2. Đọc và tóm tắt lại các truyện:
C. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 5p
? Trong số các văn bản đã học, em ấn tượng nhất với văn bản nào? Vì sao?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 2p
? Sưu tầm thêm các truyện của các tác giả trên?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, chuẩn bị bài: Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo)
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây