© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án tuần 1, tiết 3 Văn 9

Thứ bảy - 11/01/2020 11:00
Giáo án Ngữ Văn 9, tuần 1, tiết 3: Các phương châm hội thoại
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Củng cố kiến thức về hội thoại đã học ở lớp 8.
2. Kỹ năng:
- Phát hiện, phân tích
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp
3. Năng lực: Hợp tác, tự học, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, tự nhận thức, giải quyết vấn đề, tư duy.
4. Phẩm chất:
- Tự tin: Biết sử dụng  linh hoạt những phương châm này trong giao tiếp.
III. CHUẨN BỊ:
  1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập, vận dụng, tìm tòi mở rộng.
       2. Học sinh: Đọc trước bài, soạn bài, tìm tư liệu theo phân công của GV: Mỗi nhóm tìm một mẫu chuyện ngắn có các tình huống giao tiếp .
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Thảo luận nhóm, phân tích ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, vấn đáp.
- KT động não, chia nhóm,trình bày 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
    1. Ổn định tổ chức:
     2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ( 2 phút)
     3.Các hoạt động dạy học:
                        HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 3 phút)
                      - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho hs
                   - Năng lực: Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy.
Hoạt động của GV    Hoạt động của HS     Nội dung cần đạt
GV: Giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu và hỏi:
Tục ngữ ta có câu:
" Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
Em hiểu thế nào về câu tục ngữ trên?
→GV: Chốt ý và dẫn dắt vào bài.
HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS lắng nghe c
- HS trao đổi trong bàn với nhau.
- HS báo cáo kết quả
- HS lắng nghe và ghi tiêu đề vào vở





HS ghi tên bài học vào vở.
 
                     HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: ( 15 phút)
          Mục tiêu:Hình thành khái niệm phương châm về lượng, phương châm về chất
                                 Năng lực: Hợp tác, tư duy, sáng tạo, tiếp nhận, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề.
Hoạt động 1: HDHS hình thành khái niệm PPVL.
- GV: Giao nhiệm vụ học tập cho HS
- GV: Yêu cầu HS kể câu chuyện sgk/8
  Khi An hỏi " học bơi ở đâu?" mà Ba trả lời " ở dưới nước" thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không? Câu trả lời phải như thế nào?
 Từ đây, em rút ra được bài học gì khi giao tiếp?

- Gọi HS đọc truyện cười " Lợn cưới áo mới"/sgk và yêu cầu các em thảo luận nhóm 2:
Vì sao truyện lại gây cười?
Lẽ ra anh lợn cưới và anh áo mới phải nói như thế nào?Cần phải tuân thủ yêu cầu gì trong giao tiếp?
Từ BT1 và BT2 em rút ra được điều gì cần tuân thủ khi giao tiếp?
Vậy thế nào là phương châm về lượng?
GV: Chốt ý và yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk.

- HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS kể chuyện.
-HS trao đổi, thảo luận để nêu ý kiến của mình trong quá trình tìm hiểu bài.
- HS đọc câu chuyện sgk.
- HS thảo luận.

- HS báo cáo kết quả  cá nhân. HS khác nhận xét bổ sung.

- HS đọc ghi nhớ sgk.
I- Phương châm về lượng:




 - Cần nói nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp.
   
   

- Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.




- Ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu PCVC
- GV: Giao nhiệm vụ cho HS:
- Yêu cầu HS đọc truyện cười ở trang 9 "Quả bí khổng lồ" và hỏi:
Truyện cười này phê phán điều gì?
Vậy tư câu chuyện các em học được điều gì trong giao tiếp hằng ngày?Phải chú ý những gì để đảm bảo phương châm về chất?
GV chốt ý và yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
GV đưa tình huống: Một bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo hỏi bác sĩ về tình hình bệnh tật của mình. Bác sĩ nói: Anh cứ yên tâm điều trị, bệnh của anh không nặng, rồi sẽ khỏi.
  Bác sĩ vi phạm PCHT nào?
 Vậy tại sao bác sĩ lại vi phạm phương châm này?    Có chấp nhận được không?
*Lưu ý: Đôi khi có trường hợp vi phạm PCHT nhưng nhằm mục đích có lợi cho đối tượng giao tiếp -> vẫn phải vi phạm.
HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS đọc truyện cười.


- HS suy nghĩ và trả lời cá nhân, lớp bổ sung.
-HS đọc ghi nhớ
II. Phương châm về chất:
- Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng .

- Đừng nói những điều không có bằng chứng xác thực.
- Ghi nhớ sgk/10








 
                                             HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15 phút)
  Mục tiêu: Kiểm tra và củng cố kiến thức vừa hình hành.
                                            Năng lực: Giải quyết vấn đề, tự học, tư duy, tính toán.
GV: Giao nhiệm vụ học tập cho HS:
- GV: Phát phiếu học tập có ghi sẵn nội dung, yêu cầu như SGK và phát cho 4 tổ. Cụ thể:
+ Tổ 1: Bài 1              + Tổ 3: Bài 4
+ Tổ 2: Bài 2             + Tổ 4: Bài 5(4 thành ngữ đầu)
Các tổ thảo luận trong th/gian (5 phút). Sau đó trình
bày kết quả.
- GV: Theo dõi, hỗ trợ.

→GV: Định hướng , bổ sung ( nếu sai) và chốt ý.





















- GV: Giao bài tập số 3 HS làm ở nhà.
 
HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS các tổ thảo luận.


- HS báo cáo kết quả tổ mình→ các tố góp ý, bổ sung.
- HS lắng nghe, ghi bài.














 
III- Luyện tập:
Bài 1:
a. Thừa cụm từ "nuôi ở nhà"
b. Thừa cụm từ "có hai cánh"
→ Cả hai câu đều vi phạm PCVL.
 Bài tập 2:
a.Nói có sách, mách có chứng.
b.Nói dối
c.Nói mò
d.Nói nhăng nói cuội
e.Nói trạng
*Liên quan đến phương châm về chất
Bài 4:
a. Vì người nói muốn báo cho người nghe biết tính  xác thực của thông tin nhưng chưa được kiểm chứng.
b. Nhằm không lặp lại nội dung đã có.
Bài tập 5:
- Các thành ngữ có liên quan đến phương châm về chất:
+ Ăn đơm nói đặt: vu khống đặt điều.
+ Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ
+ Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt
+ Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi, nhưng không có lý lẽ.
                         HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG  ( 8 phút)
                        Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng vận dụng, tìm tòi mở rộng KT đã học trong nhà
                          trường , ngoài cuộc sống để có thể biết cách giải quyết và hiểu rằng cần phải học
                         hỏi, khám phá.
                        Năng lực: Tự học, tư duy, giải quyết vấn đề, nhận thức, giao tiếp.
                 Hoạt động của GV   Hoạt động HS       Nội dung cần đạt
GV: Giao nhiệm vụ học tập cho HS:
GV: Kể cho HS nghe câu chuyện sau :
                     TRÂU ĂN Ở ĐÂU?
Một cậu bé cho trâu ra đồng ăn cỏ. Một lúc sau cậu bé chạy về  nhà, vừa chạy vừa mếu máo khóc vừa gọi bố: Bố  ơi! Trâu nhà ta ăn lúa bị người ta bắt mất rồi. Ông bố vội hỏi: Thế trâu ăn ở đâu? Thằng bé đang mếu máo bỗng nhanh nhảu:- Dạ! Trâu ăn ở miệng ạ! Ông bố đang tức giận cũng phải bật cười.
 Theo các em, Truyện vui trên vi phạm PCHT nào vừa học?
→GV: Bổ sung và khẳng định:
- Ai cũng biết trâu dùng miệng để ăn. Cậu bé không trả lời đúng điều người bố muốn biết, mà trả lời điều ai cũng biết, đó là vi phạm phương châm về lượng.
- GV: Tiếp tục yêu cầu HS trình bày những mẫu chuyện ngắn, những tình huống sưu tầm được có liên quan đến nội dung vừa học ( chú ý th/gian)
→GV nhận xét, tuyên dương các HS, nhóm làm tốt và chốt nội dung bài học. Liên hệ, rèn kĩ năng sống.
HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS lắng nghe câu chuyện.
- HS suy nghĩ, tính toán, chọn lựa nội dung trả lời.
- HS trả lời.








- HS thực hiện

HS lắng nghe.
 
4. Hướng dẫn tự học: ( 2 phút)
- Học lý thuyết và làm các bài tập còn lại trong sgk
- Chuẩn bị cho bài học: Các phương châm hội thoại (tt). Đọc tìm hiểu các nội dung sgk, bước đầu hiểu sơ bộ nội dung và tìm thêm một số tình huống hội thoại trong cuộc sống có liên quan đến nội dung tìm hiểu để cùng nhau vận dụng KT giải quyết. Nhóm nào có khả năng có thể dàn dựng một tiểu phẩm nhỏ để trình bày tình huống giao tiếp.
* RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây