© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án tuần 1, tiết 4 Văn 9

Thứ bảy - 11/01/2020 11:06
Giáo án Ngữ Văn 9, tuần 1, tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh, Biết thêm các phương pháp thuyết minh thường dùng.
                       - Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thuyết minh.
- Tập sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh.
3. Năng lực
- Hợp tác, tự học, sáng tạo, tự nhận thức, giải quyết vấn đề, tư duy, tạo lập văn bản
4. Phẩm chất: Tự tin
II- CHUẨN BỊ :
  1. Giáo viên:  Đọc và nghiên cứu, soạn bài, chuẩn bị tài lệu tham khảo
  2. Học sinh:  + Ôn lại các kiến thức về văn thuyết minh lớp 8, đọc văn bản " Hạ Long- Đá và nước" để tìm hiểu, bước đầu trả lời được các câu hỏi có KT của lớp 8
            + Các nhóm sưu tầm thêm đoạn văn bản thuyết minh .
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Thảo luận nhóm.
- Giải quyết vấn đề
- Vấn đáp, thuyết trình,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.( 2 phút)
3. Các hoạt động dạy học:
                    HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 3 phút)
                    Mục tiêu: Tạo tâm thế cho hs
                    Năng lực: Hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy, tái hiện…
Hoạt động của thầy Hoạt động của HS Nội dung cần đạt
- GV: Giao nhiệm vụ học tập:
Trình chiếu hay giới thiệu ảnh một số món ăn đặc sản, một số di tích lịch sử, di sản VHTG của Quảng Nam cho HS xem và hỏi:
Hãy đọc tên cụ thể từng ảnh được giới thiệu?
Theo em, muốn cho du khách biết được một cách cụ thể về cách làm, về thời gian, giá trị… của các món ăn hay các di tích ấy thì các em phải dùng đến kiểu văn bản nào đã học?
- Từ các nội dung trên, GV giới thiệu bài học
HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS xem tranh ảnh qua màn hình hoặc qua giới thiệu.
-HS lắng nghe, trao đổi, tái hiện.
- HS trả lời các nhân, lớp bổ sung.
 
- HS ghi tiêu đề bài học
                                 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 phút)
                              Mục tiêu: HS cần nắm được các biện pháp nghệ thuật trong văn bản TM và tác dụng của các
                              biện pháp nghệ thuật đó trong văn bản TM.   
                              Năng lực:  Hợp tác, tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tái hiện…
                Hoạt động của GV Hoạt động của HS         Nội dung cần đạt
 Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh:
Nội dung 1. Ôn tập văn bản thuyết minh
- GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? Nó viết ra nhằm mục đích gì?
Trong văn bản thuyết minh thường sử dụng những phương pháp nào?
Kể tên một số văn bản thuyết minh đã học?
GV: chốt ý và chuyển ý.
Nội dung 2: Tìm hiểu văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật:
- GV: Giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu một HS đọc văn bản “Hạ Long Đá và Nước”.
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
 Văn bản trên thuyết minh vần đề gì?
 Văn bản có cung cấp tri thức khách quan về đối tượng không, chứng minh?  Với đối tượng TM như vậy ta có dễ dàng TM bằng cách đo đếm, liệt kê không?
- GV: Theo dõi, hỗ trợ, nhất là đối với các nhóm có HS yếu, để các em tự tin, mạnh dạng hơn.
- GV: Bổ sung: Không thể chỉ dùng đo đếm liệt kê vì nếu đo đếm, liệt kê người đọc chỉ có thể nắm được một số tri thức, đặc điểm như: vịnh rộng bao nhiêu, có bao nhiêu đảo lớn nhỏ, bao nhiêu động đá, một số hang động có hình thù kỳ lạ ntn, hang nào đẹp...mà sẽ không thấy được hết sự kỳ lạ vô tận của Hạ Long
Sau đó hỏi tiếp:
Vậy sự kỳ lạ của Hạ Long là vô tận được TM bằng cách nào?
Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa, tưởng tượng, liên tưởng ntn để giới thiệu sự kỳ lạ của Hạ Long?
 Hãy so sánh: Nếu không có biện pháp liên tưởng, tưởng tượng, nhân hoá, miêu tả mà chỉ có liệt kê, đo đếm, phân loại phân tích người đọc có cảm nhận được hết vẻ đẹp của Hạ Long không?
Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh  có tác dụng gì?
Trong văn bản trên có rất nhiều b.pháp NT được sử dụng, nhưng vì sao em vẫn nhận ra đây là văn bản TM mà không phải là loại văn bản  khác?
Vậy trong văn bản TM khi sử dụng một số hình thức nghệ thuật khác phải lưu ý gì?
- GV: Theo dõi, hỗ trợ, chú ý các đối tượng HSG.
GV: Định hướng ( Nếu cần) , chốt ý chính và yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk.
HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS tái hiện lại kiến thức, trao đổi.
- HS xung phong trả lời cá nhân.

- HS thực hiện nhiệm vụ:
- Một HS đọc văn bản.

- HS thảo luận nhóm.


- HS báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung, góp ý.


- HS lắng nghe.

- HS tiếp tục trao đổi, phát hiện chi tiết, so sánh, lí giải.


-HS báo cáo kết quả.
I- Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh:
1. Ôn tập văn bản thuyết minh:
- Khái niệm
- Tính chất:
- Phương pháp:




2. Văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật:




-Miêu tả , liên tưởng, tưởng tượng, nhân hóa sinh động…
- Dẫn chứng rõ ràng, hấp dẫn.
 - Tác dụng: Đối tượng hiện lên sinh động, hấp dẫn, dễ nắm bắt.


- Ghi nhớ sgk/13.
- Lưu ý:
+ Các biện pháp nghệ thuật chỉ đóng vai trò phj trợ.
+ Không quá lạm dụng.
                                     HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 10 phút)
                                     Mục tiêu: Kiểm tra và củng cố kiến thức vừa hình hành.
                                 Năng lực: Giải quyết vấn đề, tự học, tư duy, nhận thức .
GV: Giao nhiệm vụ học tập:
- GV: Yêu cầu HS đọc văn bản " Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh"
- GV phát phiếu học tập đã ghi sẵn các câu hỏi cho mỗi tổ:
Tổ 1. Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào?
Tổ 2: Bài thuyết minh này có gì đặc biệt? Những phương pháp nào đã được sử dụng?
Tổ 3: Tác giả sử dụng nét nghệ thuật nào?
Tổ 4: Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gì?
- GV: Theo dõi, hỗ trợ ( nếu cần)
GV: Nhận xét, bổ sung , chốt ý và tuyên dương những tổ làm tốt



- GV: Giao bài tập 2 cho HS thực hiện ở nhà.
HS thực hiện nhiệm vụ :

- HS thảo luận nhóm cử đại diện trả lời.



- HS nhóm khác nhận xét bổ sung.


 
II- Luyện tập:
1. Bài tập 1:
- Đây là một VBTM.
- Yếu tố thuyết minh và yếu tố nghệ thuật kết hợp chặt chẽ.
- Tính chất thuyết minh thể hiện ở chỗ: Nêu được đặc điểm, tập tính, sinh đẻ,…về loài ruồi.
- Các phương pháp: Định nghĩa, phân loại, liệt kê, số liệu.
- Các biện pháp nghệ thuật: nhân hoá, kể chuyện.
- Tác dụng:
+ Gây hứng thú cho người đọc
+ Tăng cường ý thức về vệ sinh môi trường và việc phòng chống các bệnh lây truyền từ loài ruồi.
                           HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG ( 8 phút)
                        Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức được học vào giải quyết tình
                        huống thực tiễn và khuyến khích HS tìm thêm những nguồn tài liệu khác để đọc
                        hiểu, khắc sâu .
                        Năng lực: Tự học, tư duy, giải quyết vấn đề, nhận thức
- GV: Giao nhiệm vụ học tập:
GV đưa  bài tập tình huống:
 * Tình huống 1: Nếu phải thuyết minh cho em bé học lớp 1 về 3 chữ O, Ô, Ơ, em sẽ thuyết minh, giới thiệu ntn? Có cách nào nói để em bé dễ hiểu, dễ nhớ không?
- O  tròn như... thêm râu.
 * Tình huống 2: Khi giới thiệu về sự hình thành và phát triển của cây lúa để sinh động em có thể dùng hình thức nào?
- GV: Theo dõi, gợi mở, hỗ trợ.




→GV: Bổ sung, khẳng định, tuyên dương.
HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS lắng nghe.
- HS vận dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn cuộc sống trong gia đình, trong đời sống của người nông dân bằng cách tìm hiểu về cây lúa.
- HS giải quyết các tình huống bằng kiến thức đã học và bằng sự tìm tòi, mở rộng.

 



- HS hiểu về hình thức vè, diễn ca.



- Bổ sung kiến thức về NN.
 4. Hướng dẫn tự học: ( 2phút)
 -  Học lý thuyết và sưu tầm một số VBTM có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và một số tình huống trong cuộc sống có sử dụng BPNT để TM.
 - Soạn bài: Luyện tập: Phân công chuẩn bị bài Lập dàn bài và viết phầm mở bài như sau:
+ Tổ 1: Cái quạt.                                   + Tổ 3: Cái kéo.
+ Tổ 2: Cái bút bi.                                 + Tổ 4: Chiếc nón lá.
   * RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây