© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án tuần 2, tiết 6, 7 Văn 9

Thứ bảy - 11/01/2020 11:24
Giáo án Ngữ Văn 9, tuần 2, tiết 6, 7: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình - Mác-két
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến VB; hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong VB.
2. Kĩ năng: Đọc-hiểu VBND bàn luận về một v/đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.
3. Năng lực: Tiếp nhận VB, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự học, tự quản bản thân, giao tiếp tiếng Việt (sử dụng ngôn ngữ), thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ.
4. Phẩm chất: Sống yêu thương, tự chủ, trách nhiệm.
.CHUẨN BỊ:
 1.GV:- Theo dõi tình hình thời sự hàng ngày qua tivi, báo chí, lưu ý những sự kiện quan trọng, ghi chép tóm tắt và liên hệ với bài học, sưu tầm tranh ảnh để minh họa, video bài hát “Chúng em cần hòa bình
           - Soạn bài, đọc kĩ tài liệu “Chuẩn kiến thức-kĩ năng”/  115, bảng phụ
2.HS: - Theo dõi chương trình thời sự  thế giới, sưu tầm hình ảnh bom hạt nhân.
           - Đọc toàn bộ VB, đọc chú thích, soạn bài theo phần đọc hiểu VB.
- Một bài hát liên quan đến vấn đề yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh vì những mối nguy hại của nó.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: Gợi tìm, thuyết minh, bình giảng, vấn đáp, tái hiện, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, trình bày 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
2.KTBC: : (5 phút) - Phân tích vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
                                 - Học tập và rèn luyện theo phong cách Bác Hồ, mỗi chúng ta cần phải làm gì?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5phút)
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS thâm nhập tác phẩm.
Năng lực: Tiếp nhận, sử dụng CNTT, hợp tác.
HĐ của GV HĐ của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt
- Giao nhiệm vụ HT
Trình chiếu những thông tin và hình ảnh về chiến tranh do GV và HS sưu tầm (CT thế giới 1, CT thế giới 2, nạn nhân của các vụ ném bom nguyên tử, ảnh hưởng của chất phóng xạ, trẻ con bị cuốn vào các cuộc chiến…); yêu cầu HS tìm từ ngữ chủ đề, nêu suy nghĩ về những thông tin và hình ảnh trên.
- Theo dõi, hỗ trợ.
- Nhận xét và dẫn vào bài mới  
-  Thực hiện nhiệm vụ HT
- Xem thông tin và hình ảnh



- Trao đổi, hợp tác để  trả lời.
-  Báo cáo kết quả

-  Lắng nghe, ghi chép
- Hình thức khởi động hợp lí, sáng tạo, gây hứng thú cho HS.







- Định hướng được nội dung, chủ đề bài học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (65 phút)
Mục tiêu: Nắm được xuất xứ, bố cục, phương thức biểu đạt, hiểu biết về vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại và tổng hợp kiến thức bài.
Năng lực: Thu thập thông tin, hợp tác, cảm thụ, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt
HĐ1: Đọc và tìm hiểu chung về VB
- Chuyển giao nhiệm vụ HT
-Từ việc chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cho biết cần đọc VB với giọng ntn?
- Đọc mẫu đoạn 1, gọi HS lần lượt đọc
- Theo dõi, hỗ trợ, nhận xét cách đọc
- Kiểm tra sự hiểu biết của HS ở một vài chú thích (FAO, UNICEF)
- Hãy nêu xuất xứ, xác định PTBĐ của VB mà tác giả sử dụng để truyền tải nội dung?
- VB nhật dụng này bàn về vấn đề gì? 
- Hãy nêu luận điểm và xác định bố cục của VB?
- Nhận xét, đánh giá, định hướng nội dung của HĐ1.
(GV: Luận điểm cơ bản trên được triển khai qua một hệ thống luận cứ khá toàn diện, chúng ta sẽ được tìm hiểu hệ thống luận cứ ấy ở phần Đọc- hiểu VB)
- Thực hiện nhiệm vụ HT:
- Trao đổi, trả lời

- Đọc.
- Nghe
- Tìm hiểu chú thích và trả lời
- Tái hiện kiến thức, trao đổi, thảo luận nhóm nhỏ và báo cáo kết quả.


- Lắng nghe, ghi bài.
 
I. Đọc và tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két
- Có nhiều đóng góp cho nền hòa bình nhân loại.
- Nhận giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1982.
2. Văn bản:
- Trích bản tham luận Thanh gươm Đa-mô-clet đọc tại cuộc họp 6 nước (ở Mê-hi-cô) 8/1986.
- PTBĐ: nghị luận
- Là VB nhật dụng về vấn đề bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
- Luận điểm: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. Đấu tranh loại bỏ nguy cơ ấy, cho một thế giới hòa bình là vấn đề cấp bách của nhân loại.
- Bố cục: 4 phần
HĐ2: Đọc- hiểu VB
1. Nội dung 1: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
- Chuyển giao nhiệm vụ HT
- Hãy đọc thầm phần văn bản “Chúng ta… vận mệnh thế giới”
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận ntn? Nêu tác dụng của cách lập luận ấy?
- Tính chất hệ trọng của vấn đề nêu ra trong đoạn văn là gì? Theo em, đây có phải là luận cứ làm sáng tỏ luận điểm đã nêu không? Vì sao?
- Qua hiểu biết của mình và từ phần VB đã học, em hãy chia sẻ cho các bạn cùng biết tình hình thế giới những năm 1980? Thực tế em đã biết được những nước nào đã sản xuất và sử dụng vũ khí hạt nhân? Bày tỏ thái độ của em trước những hành động đó?
(GV kết hợp GDKNS và GDBVMT)
- Theo dõi, hỗ trợ
- Nhận xét, bổ sung, chốt ý.


- Thực hiện nhiệm vụ HT.
- Đọc thầm

- Trao đổi, thảo luận nhóm và báo cáo kết quả.

- Trao đổi, thảo luận nhóm, nêu ý kiến và bổ sung ý kiến của bạn.
- Trả lời cá nhân, bổ sung ý kiến của bạn







- Lắng nghe, ghi bài.
II. Đọc- hiểu VB.
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
- Cách vào đề trực tiếp, xác định thời gian cụ thể, dùng điển tích so sánh, đưa tính toán lí thuyết, chứng cứ xác thực -> gây ấn tượng mạnh về tính chất hệ trọng của vấn đề.


- Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
2. Nội dung 2: Tác hại của cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân.
- Chuyển giao nhiệm vụ HT
- Hãy đọc phần VB từ “Niềm an ủi duy nhất… toàn thế giới”.
- Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào? Cách lập luận của tác giả có gì đáng chú ý?
(GV định hướng: lập luận đơn giản mà có tính thuyết phục cao bằng cách đưa ra ví dụ so sánh nhiều lĩnh vực)
- Hãy theo dõi các con số và ví dụ, thảo luận nhóm lập bảng thống kê, so sánh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội với chi phí chuẩn bị chiến tranh hạt nhân.
N1: Lĩnh vực xã hội
N2: Lĩnh vực y tế
N3: Lĩnh vực tiếp tế thực phẩm
N4: Lĩnh vực giáo dục
Qua bảng so sánh trên, có thể rút ra kết luận gì?
- Nhận xét, bổ sung, chốt ý.


- Thực hiện nhiệm vụ HT.
- Đọc

- Trao đổi, thảo luận nhóm, nêu ý kiến và bổ sung ý kiến của bạn.




- Tái hiện kiến thức, trao đổi, thảo luận nhóm, lập bảng thống kê và báo cáo kết quả. Bổ sung và đánh giá ý kiến của nhóm bạn




- Lắng nghe, ghi bài
2. Tác hại của cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân.
- Dùng dẫn chứng, so sánh thuyết phục, câu trần thuật mang tính khẳng định.















- Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân rất tốn kém, rất vô lí, đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống của con người.
3. Nội dung 3: Chiến tranh hạt nhân là đi ngược lí trí.
- Chuyển giao nhiệm vụ HT
- Hãy đọc thầm nhanh phần VB từ “Một nhà tiểu thuyết lớn… của nó”.
- Giải thích: Lí trí của tự nhiên: qui luật của tự nhiên, logíc tất yếu của tự nhiên
- Vì sao Mác-két cho rằng “Chạy đua vũ trang là đi ngược lí trí con người, lí trí tự nhiên”? Tác giả đã làm thế nào để chứng minh cho nhận định trên?
- Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh báo của nhà văn Mác-két về nguy cơ hủy diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra?
- Nhận xét, bổ sung, chốt ý.

- Thực hiện nhiệm vụ HT.
- Đọc thầm nhanh

- Nghe


- Trao đổi, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả và bổ sung ý kiến của nhóm bạn.
- Tự bộc lộ



- Lắng nghe, ghi bài
3. Chiến tranh hạt nhân là đi ngược lí trí.
- Lấy chứng cứ xác thực từ khoa học địa chất và cổ sinh học.




- Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí của con người mà còn phản lại sự tiến hoá của tự nhiên.

 
4. Nội dung 4: Nhiệm vụ của mọi người.
- Chuyển giao nhiệm vụ HT
- Hãy đọc phần VB từ “Chúng ta… vũ trụ này”
- Nêu nhận xét của em về thái độ, suy nghĩ của tác giả sau khi cảnh báo hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân và chạy đua vũ trang?
- Mác-két có sáng kiến gì? Ý nghĩa của lời đề nghị đó?
- Nêu nhận xét về giọng văn của đoạn văn cuối VB?
- Tóm lại, theo Mác-két, tất cả mọi người phải có nhiệm vụ gì?
(GV lưu ý với HS: nên phản đối hoạt động của một số nước vin vào cớ này cớ nọ để xâm lược hoặc lạm quyền can thiệp vào các nước khác)
- Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
- Qua phần Đọc- hiểu VB, em hãy xác định hệ thống luận cứ được triển khai để làm sáng tỏ luận điểm của VB? Có nhận xét gì về hệ thống luận cứ đó? (mạch lạc, chặt chẽ, sâu sắc)
- Nhận xét, chốt ý

- Thực hiện nhiệm vụ HT.
- Đọc

- Trao đổi, trả lời




- Trao đổi, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả và bổ sung ý kiến của nhóm bạn.





- Lắng nghe, ghi bài
- Trao đổi nhóm 2 HS và báo cáo kết quả. Đánh giá ý kiến của nhóm bạn

-Nghe
4. Nhiệm vụ của mọi người.
- Dùng thái độ tích cực, suy nghĩ nghiêm túc, giọng văn tha thiết, kiên quyết.









- Đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người.
 
HĐ3: Tổng kết bài học.
- Chuyển giao nhiệm vụ HT

- Nêu nhận xét chung về nghệ thuật mà tác giả đã dùng trong VB?
- Vì sao VB lại được đặt tên là “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?


- Theo em, VB thể hiện điều gì?

- Nhận xét, chốt ý.

- Thực hiện nhiệm vụ HT.
- Suy nghĩ và trình bày nhận xét.
- Trao đổi, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả và bổ sung ý kiến của nhóm bạn.
- Suy nghĩ và trình bày.
- Lắng nghe, ghi bài
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực.
- Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.
2. Ý nghĩa: VB thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két đối với hòa bình nhân loại.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 3 phút)
Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức trong bài học để làm bài tập
Năng lực: Tiếp nhận, giải quyết vấn đề, tư duy, sáng tạo, …
- Chuyển giao nhiệm vụ HT
Dùng bảng phụ cho HS thực hiện các câu hỏi:
1/ Tác giả VB “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là người của nước nào?
A. Cô-lôm-bi-a          B. Thụy Điển
C. Mê-hi-cô               D. Tan-da-ni-a
2/ “VB Đấu tranh cho một thế giới hòa bình bàn luận về một một vấn đề liên quan đến…”
Trong các ý sau, hãy chọn ý đúng nhất để nối vào ý trên:
A. hòa bình và hữu nghị.
B. đấu tranh và hòa bình.
C. nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình.
D. hòa bình và hợp tác.
3/ Đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ của ai?
A. Mác-két.  
B. Tổ chức UNICEF.
C. Các nước lớn và giàu có.
D. Toàn nhân loại.
- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
- Thực hiện nhiệm vụ HT.

- Đọc câu hỏi, suy nghĩ và báo cáo kết quả theo  cảm nhận của mình, nhận xét đánh giá câu trả lời của bạn














- Nghe

-HS chọn đáp án trả lời đúng các câu hỏi:
1. A



2. C








3. D
(Mọi người đều có quyền được sống trong hòa bình. Đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, cho một thế giới hoà bình không phải chỉ của một cá nhân, một tổ chức hay một nước nào; đó là trách nhiệm của toàn nhân loại)
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn, trình bày miệng
Năng lực: Tiếp nhận, sáng tạo, tự học
- Chuyển giao nhiệm vụ HT
- Cho HS nêu suy nghĩ của bản thân sau khi học xong VB “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” (viết từ 4 đến 7 câu), sau đó gọi HS trình bày miệng
- Theo dõi hỗ trợ
- Nhận xét, đánh giá
- Thực hiện nhiệm vụ HT.
- Suy nghĩ, viết đoạn văn, sử dụng KT trình bày 1 phút, bổ sung nhận xét bài của bạn
HS vận dụng kiến thức, suy nghĩ viết đoạn văn và trình bày miệng theo yêu cầu.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (5 phút)
Mục tiêu: HS bước đầu hiểu, biết tìm tòi các tư liệu liên quan đến nội dung bài học để khắc sâu kiến thức.
Năng lực: Tự học, hợp tác, tiếp nhận.
- Chuyển giao nhiệm vụ HT

- Yêu cầu HS nêu tên một số bài hát đã được học hoặc được nghe về chủ đề hòa bình.
- Mở video cho HS nghe bài hát “Chúng em cần hòa bìnhhoặc cho HS trình bày bài hát, nêu cảm nhận ban đầu về bài hát.
- Hãy tìm hiểu về một số hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do lớp em, trường em, nhân dân địa phương, nhân dân trong cả nước ta cũng như nhân dân các nước đã tiến hành và giới thiệu cho các bạn khác cùng biết.
- Theo dõi hỗ trợ, nhận xét, đánh giá
- Thực hiện nhiệm vụ HT.
- HS trình bày sản phẩm của cá nhân, của nhóm.
- Nghe hoặc tự tin trình bày


- HS trình bày sản phẩm của cá nhân, của nhóm; biết nhận xét, đánh giá sản phẩm của các cá nhân khác hoặc nhóm của bạn.
HS biết tìm tòi, mở rộng, nâng cao sự tự tin, hiểu biết của mình
* Hướng dẫn học tập ở nhà   (1 phút)
- ( KNS) Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về thảm họa hạt nhân. Vẽ tranh thể hiện ý tưởng và nhận thức của bản thân về nguy cơ chiến tranh và cuộc đấu tranh về một thế giới hòa bình.
- Tìm hiểu thái độ của nhà văn với chiến tranh hạt nhân và hòa bình của nhân loại được thể hiện trong VB.
 - Chuẩn bị bài mới:
+ Đọc kĩ văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
+ Trả lời các câu hỏi trong phần Đọc-hiểu VB, đọc lại bài Công dân lớp 8 về quyền trẻ em.
 E.RÚT KINH NGHIỆM:
................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây