© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án tuần 2, tiết 8 Văn 9

Thứ bảy - 11/01/2020 11:30
Giáo án Ngữ Văn 9, tuần 2, tiết 8: Các phương châm hội thoại (Tiếp theo)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS có được:
1. Kiến thức: Nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự. 
2. Kĩ năng: Vận dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong HĐ giao tiếp; nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
3. Năng lực: Giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân, giao tiếp tiếng Việt.
4. Phẩm chất: Nhân ái, tự trọng, tự hoàn thiện bản thân.
B.CHUẨN BỊ:
1.GV:-Soạn bài, đọc kĩ mục “Chuẩn kiến thức-kĩ năng”/ 116, bảng phụ
2.HS: Thâm nhập trước phần bài học và bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:  Vấn đáp giải thích, minh họa, phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm, KT khăn trải bàn.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2.KTBC: : (3 phút)
                  - Kể và nêu cách thực hiện các PCHT đã học?
                  - Cho ví dụ về sự vi phạm các PCHT đó?
3. Bài mới:
 
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3phút)
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS thâm nhập bài học
Năng lực: Tiếp nhận, hợp tác.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt
- Chuyển giao nhiệm vụ HT
(Bảng phụ) Cho HS đọc câu chuyện vui:“Trong giờ học Ngữ văn, thầy giáo hỏi một học sinh đang thả hồn ra ngoài khung cửa lớp:
      - Hưng, hãy cho thầy biết, ai đánh cắp nỏ thần của An Dương Vương?
      Hưng đứng dậy, trả lời lí nhí:
      - Dạ…dạ.. thưa thầy, là …là…là bạn nào chứ… không phải em. Em… em không phải là người đánh cắp chiếc nỏ thần ạ!”
Hãy trao đổi về những câu hỏi sau:
+ Hưng có thể hiện sự tôn trọng của mình đối với thầy giáo không?
+ Hưng có hiểu và trả lời đúng ý thầy giáo hỏi không?
+ Câu trả lời của  Hưng  thể hiện sự tự tin hay rụt rè? Vì sao như vậy?
- Theo dõi, hỗ trợ.
- Nhận xét và dẫn vào bài mới  
- Thực hiện nhiệm vụ HT.

- Đọc








- Trao đổi, hợp tác và báo cáo kết quả, nhận xét đánh giá câu trả lời của nhóm bạn





- Lắng nghe, ghi chép
- Hình thức khởi động hợp lí, sáng tạo, gây hứng thú cho HS.


















- Định hướng được nội dung, chủ đề bài học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (14 phút)
Mục tiêu: HD hình thành kiến thức về 3 PCHT: PC quan hệ, PC cách thức, PC lịch sự
Năng lực: Thu thập thông tin, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt
1. HĐ1: Tìm hiểu PC quan hệ
- Chuyển giao nhiệm vụ HT
- Thành ngữ ông nói gà, bà nói vịt dùng để chỉ tình huống hội thoại ntn?


- Điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy?
Đã có khi nào em gặp những tình huống hội thoại như trên? Lúc đó, em giải quyết thế nào?
- Từ đó, em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
- Theo dõi, hỗ trợ, nhận xét, đánh giá, định hướng nội dung của HĐ1, kết hợp GD kĩ năng giao tiếp.

- Thực hiện nhiệm vụ HT.
- Thảo luận nhóm đôi và đại diện nhóm trình bày  

- Trao đổi, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả và bổ sung, đánh giá ý kiến của nhóm bạn.



- Lắng nghe và ghi bài
I. Phương châm quan hệ:
*Tìm hiểu:
- Thành ngữ ông nói gà, bà nói vịt: chỉ tình huống hội thoại mà trong đó mỗi người nói một đằng, không khớp với nhau, không hiểu nhau.
- Con người sẽ không giao tiếp với nhau được, và các hoạt động trong xã hội sẽ trở nên rối loạn
=> Cần nói đúng vào đề tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc đề.


*Bài học: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
2. HĐ2: Tìm hiểu PC cách thức
- Chuyển giao nhiệm vụ HT
- Treo bảng phụ có hai thành ngữ trong SGK, gọi HS đọc
Cho HS trao đổi: Các thành ngữ dùng để chỉ những cách nói ntn? Những cách nói đó ảnh hưởng ntn đến giao tiếp?  Qua đó có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp?
- Theo dõi, hỗ trợ, nhận xét
- Dùng bảng phụ có câu “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.”
Hỏi để HS trao đổi nhóm: Có thể hiểu câu đó theo mấy cách? (xác định tổ hợp từ của ông ấy bổ nghĩa cho từ nào?) Để người nghe không hiểu lầm, phải nói ntn? Như vậy ngoài ngắn gọn, rành mạch, trong giao tiếp cần phải tuân thủ điều gì nữa?





- Theo dõi, hỗ trợ, nhận xét, đánh giá, định hướng nội dung của HĐ2, kết hợp GD kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự tự tin

- Thực hiện nhiệm vụ HT.
- Đọc

- Thảo luận nhóm đôi và đại diện nhóm trình bày  



-Nghe



- Trao đổi, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả và bổ sung, đánh giá ý kiến của nhóm bạn.


- Lắng nghe và ghi bài
 
II.Phương châm cách thức:
*Tìm hiểu:
1. Các thành ngữ:
+ dây cà ra dây muống
-> cách nói dài dòng, rườm rà
 + lúng búng như ngậm hột thị -> cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch
- làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp  nhận không đúng nội dung cần truyền đạt
-> giao tiếp không đạt hiệu quả mong muốn
=> Trong giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch
2. Câu Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy có thể hiểu theo 2 cách tùy thuộc vào việc xác định cụm từ của ông ấy bổ nghĩa cho nhận định hay cho truyện ngắn -> Cần sử dụng yếu tố ngữ cảnh.
Nên chọn cách diễn đạt khác (Ví dụ: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn)
=> Khi giao tiếp, tránh cách nói mơ hồ
*Bài học: Khi giao tiếp, cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
3. HĐ3: Tìm hiểu PC lích sự
- Chuyển giao nhiệm vụ HT
- Gọi HS đọc truyện ngắn Người ăn xin
-Thảo luận nhóm cho biết vì sao ông lão ăn xin và câu bé trong truyện lại cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
Xuất phát từ điều gì mà cậu bé cũng nhận được tình cảm của ông lão?
- Có thể rút ra bài học gì từ truyện này?


- Theo dõi, hỗ trợ, nhận xét, đánh giá, định hướng nội dung của HĐ3, kết hợp GD kĩ năng lắng nghe tích cực, liên hệ giáo dục sự đồng cảm, sẻ chia, tôn trọng người đối thoại.

- Thực hiện nhiệm vụ HT.
- Đọc

- Thảo luận nhóm đôi và đại diện nhóm trình bày  


- Trao đổi, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả và bổ sung, đánh giá ý kiến của nhóm bạn.
- Lắng nghe và ghi bài
 
II.Phương châm lịch sự:
*Tìm hiểu:
 Câu chuyện “Người ăn xin cho thấy cả hai người đều nhận được tình cảm mà người kia dành cho mình, đó là tình cảm cảm thông, nhân ái, quan tâm; đặc biệt là tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin
=> Trong giao tiếp, dù địa vị xã hội của người đối thoại và hoàn cảnh thế nào đi nữa thì người nói cũng phải chú ý đến cách nói tôn trọng đối với người đó. Không nên vì cảm thấy người đối thoại thấp kém hơn mình mà dùng những lời lẽ thiếu lịch sự
*Bài học: Trong giao tiếp, cần tế nhị và lịch sự đối với người khác.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)
Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức trong bài học để làm bài tập
Năng lực: Tiếp nhận, giải quyết vấn đề, tư duy, sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt
- Chuyển giao nhiệm vụ HT
1.Bt1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bt1. Giải thích cho HS: uốn câu (uốn thành chiếc lưỡi câu) và kim vàng ai nỡ uốn câu (không ai dùng một vật quí để làm một vật không tương xứng với giá trị của nó)
- Qua câu tục ngữ, ca dao đó, cha ông khuyên dạy chúng ta điều gì?
- Tìm thêm một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự. GD HS kĩ năng giao tiếp

2. Bt2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. Hỏi: Phép tu từ  nào đã học có nội dung tương tự? Cho ví dụ?
3. Bt3: Gọi HS nêu yêu cầu và đọc nội dung của bài tập
Cho HS thảo luận nhóm và trả lời
 Cho HS lên bảng, mỗi em diền vào mỗi câu, các HS ở dưới nhận xét, gọi HS đọc lại toàn bộ câu.

- Theo dõi, hỗ trợ, nhận xét, đánh giá, định hướng nội dung  HĐ Luyện tập
- Thực hiện nhiệm vụ HT.
- Đọc
- Trao đổi, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả và bổ sung, đánh giá ý kiến của nhóm bạn.






- Nêu
- Trao đổi,  báo cáo kết quả.
-Đọc
- Tái hiện kiến thức, trao đổi, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả và bổ sung, đánh giá ý kiến của nhóm bạn.
- Nghe
 
IV. Luyện tập:
1. Bt1:
+ Các câu tục ngữ, ca dao khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống và khuyên ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ, lịch sự, nhã nhặn.
+ Một số câu tục ngữ, ca dao khác:
* Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
* Vàng thì thử lửa gian nan
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
2. Bt2: Phép nói giảm nói tránh
Ví dụ: Hôm qua em bị thổ tả.
3. Bt3: Chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống:
a. nói mát- PCLS;
b, nói hớt- PCLS;
c, nói móc- PCLS;
d, nói leo- PCLS;
e, nói ra đầu ra đũa – PCCT
 
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10 phút)
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích cách nói, viết đoạn văn có dùng tình huống giao tiếp
Năng lực: Tiếp nhận, giao tiếp tiếng Việt, sáng tạo, hợp tác, tự học.
HĐ của GV HĐ của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt
- Chuyển giao nhiệm vụ HT

1. Vận dụng những PCHT đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng:
a. Nhân tiện đây xin hỏi,
b. Cực chẳng đã tôi phải nói
Cho HS thảo luận theo nhóm:
N1,3: câu a
N2,4: câu b

2. Viết một đoạn hội thoại ngắn (5-7 câu) trong đó có sử dụng những tình huống giao tiếp mà phương châm cách thức và quan hệ không được tuân thủ. Chỉ ra sự không tuân thủ đó
- Theo dõi, hỗ trợ, nhận xét, đánh giá, định hướng nội dung của HĐ vận dụng, kết hợp GD kĩ năng giao tiếp
- Thực hiện nhiệm vụ HT.
- Trao đổi, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả và bổ sung, đánh giá ý kiến của nhóm bạn.





- Thảo luận nhóm, viết và trình bày sản phẩm; bổ sung, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn.
-Lắng nghe, phản hồi ý kiến
HS hiểu cách nói, vận dụng tạo lập VB theo yêu cầu của GV
1. Đôi khi, người nói phải dùng những cách nói như:
a. Nhân tiện đây xin hỏi: khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tai mà hai người đang trao đổi, tráng để người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ
b. Cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có điều gì không phải anh bỏ qua cho; biết là làm anh không vui, nhưng…; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng thành thực mà nói rằng… :Trong giao tiếp, đôi khi vì một lí do nào đó, người nói phải nói một điều mà người đó nghĩ là sẽ làm tổn thương thể diện của người đối thoại. Để giảm nhẹ ảnh hưởng  (tuân thủ PCLS) nên dùng những cách diễn đạt như trên
2. Viết được một đoạn hội thoại theo yêu cầu, chỉ ra được sự không tuân thủ các PCCT và PCQH
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (3 phút)
Mục tiêu: HS hiểu, biết tìm tòi các tư liệu liên quan đến nội dung bài học để khắc sâu kiến thức.
Năng lực: Tự học, hợp tác, tiếp nhận.
HĐ của GV HĐ của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt
- Chuyển giao nhiệm vụ HT

- Tìm một số thành ngữ chỉ cách nói liên quan đến các PCHT vừa học. Giải thích nghĩa của các thành ngữ đó.

- Theo dõi, hỗ trợ, nhận xét, đánh giá; định hướng nội dung của HĐ, kết hợp GD kĩ năng giao tiếp
- Thực hiện nhiệm vụ HT.
- KT khăn trải bàn: Cá nhân suy nghĩ, chia sẻ, báo cáo kết quả của nhóm và bổ sung, đánh giá ý kiến  của bạn.
-Lắng nghe
HS tìm được các thành ngữ chỉ cách nói liên quan đến từng PCHT đã học. Ví dụ:
- nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo (PCLS)
- nói có đầu có đuôi: nói rõ ràng, rành mạch (PCCT)
-đánh trống lảng: không muốn tham gia cuộc đối thoại về một sự vật, sự việc,... nào đó nên nói tránh sang chuyện khác (PCQH) 
 *HD học tập ở nhà: (1phút)
- Lựa chọn cách vận dụng các PCHT trong giao tiếp của bản thân.
- Xem lại tất cả các bài tập đã giải, nắm chắc nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài mới: Các phương châm hội thoại (tiếp theo), xác định được quan hệ giữa PCHT với tình huống giao tiếp, tìm và giải thích nguyên nhân các trường hợp không tuân thủ PCHT.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
 ...................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây