© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án tuần 3, tiết 13 Văn 9

Chủ nhật - 12/01/2020 08:55
Giáo án Ngữ Văn 9, tuần 3, tiết 13: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
  I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
  1. Kiến thức:
   - Mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại (PCHT) với tình huống giao tiếp.
   - Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
  2. Kỹ năng:
   - Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.
   - Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ phương châm hội thoại .
  -Nâng cao một bước kỹ năng đọc – hiểu về văn bản nhật dụng.
  -Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
  -Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
      3. Năng lực:
     - Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm
    - Năng lực giải quyết vấn đề
          - Năng lực tiếp nhận các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
          - Năng lực tự học
          - Năng lực nhận biết các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
     4. Phẩm chất:
 - Khi giao tiếp, cần chú ý đến tình huống giao tiếp và tuân thủ các PCHT một cách hợp lí.
- Tự tin khi giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:
:-Soạn bài, đọc kĩ “Chuẩn kiến thức-kĩ năng”/ 119,120
 -Giáo án , sgk, phiếu bài tập, câu hỏi thảo luận. 
-Bảng phân công nhiệm cho HS ở nhà, ở lớp .
-Bảng phụ.
2.Học sinh: Thâm nhập trước phần bài học và bài tập
 III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Thuyết trình
- Vấn đáp giải thích, minh họa, phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm,...       
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
     1. Ổn định lớp:
     2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
        -Thế nào là p/c quan hệ? Tìm một số thành ngữ chỉ cách nói liên quan đến p/c quan hệ?
        - Cho ví dụ về phép tu từ từ vựng đã học liên quan trực tiếp đến p/c lịch sự. Giao tiếp tuân thủ p/c lịch sự sẽ có tác dụng gì?
3. Các hoạt động dạy và học bài mới :    


                                     HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2 phút)
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Năng lực: Năng lực tiếp nhận, hợp tác.
 
            Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt
- GV giao nhiệm vụ học tập
+Trong giao tiếp, để đạt hiệu quả cao  thì việc vận dụng các phương châm hội thoại có cần phù hợp với tình huống giao tiếp không?
. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp vì lí do nào đó mà người nói, người viết không tuân thủ phương châm hội thoại   
- GV ghi tên bài học.
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời
- HS lắng nghe và ghi tên bài học.

- Khởi động bằng câu hỏi vấn dáp và thuyết trình.




- Định hướng được nội dung bài học.
                                    HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 15 phút)
                                 Mục tiêu: HS nắm quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp, các nguyên nhân dẫn đến việc không tuân thủ PCHT.
      Năng lực: Năng lực giải thích, minh họa bằng ví dụ, phân tích ví dụ,tiếp nhận kiến thức
 
            Hoạt động của GV   Hoạt động của HS       Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Quan hệ giữa p/c hội thoại với tình huống giao tiếp - Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS đọc truyện cười “Chào hỏi”
+Câu hỏi của nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng p/c lịch sự không? T/s?
+ Câu hỏi ấy có được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ không? T/s?
+Cho HS thảo luận nhóm: Tìm tình huống mà lời hỏi thăm kiểu như trên được dùng một cách thích hợp, bảo đảm tuân thủ p/c lịch sự.Phân tích sự khác nhau của những tình huống đó và tình huống trong truyện “Chào hỏi”.Từ đó em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
 * GV nhận xét, đánh giá, chốt ý chính, cho HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-Nêu các p/c hội thoại đã học?Trong các VD đã p/ được tuân thủ?
-Rút ra nguyên nhân? (Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiêp)
-Cho HS đọc kĩ , những tình huống nào p/c hội thoại đã không đoạn đối thoại
+Câu trả lời của Ba có đáp ứng được y/c của An không?
+P/c hội thoại nào đã không được tuân thủ? V/s Ba không tuân thủ p/c ấy?
-Hãy suy nghĩ và cho biết:
+Giả sử có một người ung thư giai đoạn cuối, sau khi khám bệnh,bác sĩ có nên nói thật cho người ấy biết không?T/s?
+Khi bác sĩ đã nói tránh đi để người bệnh yên tâm thì p/c hội thoại nào đã không được tuân thủ? Việc nói dối của bác sĩ có thể chấp nhận dược không?T/s?
+Tìm những tình huống giao tiếp mà p/c đó không được tuân thủ?
(+Ví dụ:ngươì chiến sĩ không may sa vào tay giặc, khi nhận xét hình thức tuổi tác của người đối thoại...)
*Có thể chốt lại ý ntn? (Nguyên nhân: Người nói ưu tiên cho một PCHT hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn)
-Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ p/c về lượng?
Phát biểu ý nghĩa của câu này?
Tìm thêm những cách nói tương tự?
(Nó vẫn là nó, Nó là con bố nó mà...)
-GV hệ thống hoá kiến thức, cho HS đọc ghi nhớ. Kết hợp GD kĩ năng giao tiếp
GV: Chốt ý
HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
-Đọc
-Trả lời
-Trả lời

-HS thảo luận nhóm, nêu và phân tích

-Trả lời
-Nghe và đọc

- HS  ghi bài.

HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
-HS nêu và trả lời
-HS đọc
-Trả lời
-Trả lời
-Trả lời
-Trả lời
-Tìm
-Chốt
-Động não, trả lời
-Đọc
- HS lắng nghe và ghi chép.
I.Quan hệ giữa p/c hội thoại với tình huống giao tiếp:
*Tìm hiểu: Truyện cười “Chào hỏi”
+Có, vì nó thể hiện sự quan tâm đến người khác.
+Không, vì người ở trên cây cao, tập trung làm việc, chàng rể đã làm một việc quấy rối, phiền hà cho người khác
*Ghi nhớ: Cần chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì?), vì một câu nói có thể thích hợp trong tình huống này, nhưng không thích hợp trong tình huống khác.


II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
*Tìm hiểu:
1.Trừ tình huống trong phần học p/c lịch sự, tất cả các tình huống còn lại đề không tuân thủ p/c hội thoại
2.+Không
   +Về lượng (không cung cấp đủ thông tin)
Vì không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào.Để tuân thủ p/c về chất (không nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực), Ba phải trả lời chung chung như vậy.
+Không, sẽ khiến cho bệnh nhân hoảng sợ, tuyệt vọng
+Về chất -Có, vì nó có lợi cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân lạc quan trong cuộc sống.
*Trong bất kì tình huống giao tiếp nào mà có yêu cầu nào đó quan trong hơn, cao hơn yêu cầu tuân thủ p/c hội thoại thì p/c hội thoại có thể không được tuân thủ.
-Xét về nghĩa tường minh, đây là câu không tuân thủ p/c về lượng ->Tiền bạc chỉ là phương tiện sống, chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người
*Ghi nhớ: Việc không tuân thủ các PCHT có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiêp
- Người nói ưu tiên cho một PCHT hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn
- Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
             
     HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 10 phút)
        Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức trong bài học để làm bài tập
        Năng lực: Năng lực tiếp nhận, giải quyết vấn đề, tư duy, sáng tạo, …
        
   Hoạt động của GV Hoạt động của HS     Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1 : Bài tập 1
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
.Cho HS đọc mẩu chuyện ở bt1
? Câu trả lời của ông bố không tuân thủ p/c hội thoại nào? Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy?
-Giáo viên nhận xét ,đánh giá và chốt ý.

 Hoạt động 2 : Bài tập 2
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Cho HS đọc đoạn trích 2SGK/38
?Thái độ và lời nói của Chân, Tay,Tai,Mắt đã vi phạm p/c nào trong giao tiếp?Việc không tuân thủ p/c ấy có lí do chính đáng không? V/s. Kết hợp GD kĩ năng giao tiếp.
 -Giáo viên nhận xét ,đánh giá và chốt ý.
HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
-Đọc, thực hiện cá nhân

- Lắng nghe,ghi chép

HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

-Đọc, hiện theo nhóm đôi
- Lắng nghe,ghi chép
 

1-Bài tập 1 (SGK/38)
.Câu trả lời của ông bố không tuân thủ p/c cách thức.Bởi một đứa bé 5 tuổi không thể biết được “Tuyển tập truyện ngăn Nam Cao để nhờ đó mà tìm quả bóng.cách nói của ông bố đ/v cậu bé là không rõ.
2-Bài tập 2 (SGK/38)
Thái độ của Chân, Tay,Tai,Mắt là bất hoà với chủ nhà (lão Miệng).Lời nói của Chân,Tay, Tai, Mắt không tuân thủ p/c lịch sự.
Việc không tuân thủ ấy là vô lí vì khách đến nhà ai phải chào hỏi chủ nhà rồi mới nói chuyện.Sự giận dữ và nói năng nặng nề như vậy là không có lí do chính đáng.
                               HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 7 phút)
                               Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào viết đoạn thoại..
                               Năng lực: Tiếp nhận, sáng tạo, tự học
                           
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
*Viết một đoạn hội thoại, trong đó có sử dụng những tình huống giao tiếp mà p/c hội thoại không được tuân thủ. Chỉ ra sự không tuân thủ đó
GV: Theo dõi, hỗ trợ cho các đối tượng HS .

GV nhận xét, tuyên dương.
HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS làm việc độc lập.
- HS trình bày kết quả.
-Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe, học hỏi.

- HS vận dụng kiến thức vừa học để viết đoạn hội thoại.
                               
                     HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI- MỞ RỘNG ( 5 phút)
                                Mục tiêu: HS  biết tìm tòi các tư liệu liên quan đến nội dung bài học để khắc sâu kiến thức.
                                Năng lực: Tự học, hợp tác, tiếp nhận.
                               
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
.-Tìm thêm các tình huống không tuân thủ phương châm hội thoại và nêu vì sao không tuân thủ phương châm hội thoại đó?
- GV: Nhận xét, tuyên dương
HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS trình bày sản phẩm của cá nhân.
- Lớp nhận xét, cổ vũ
- HS biết tìm tòi, mở rộng sự hiểu biết của mình về việc sử dụng phương châm hội thoại .
 
4.Hướng dẫn tự học và dặn dò (1 phút)
-Xem lại tất cả các bài tập đã giải.
- Suy nghĩ, phân tích các ví dụ đã học để rút ra những bài học thiết thực về cách giao tiếp đúng PCHT.
-Chuẩn bị bài mới: “Xưng hô trong hội thoại”: Đọc và trả lời những câu hỏi ở phần tìm hiểu.
5.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 ........................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây