© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Hướng dẫn luyện tập: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

Thứ tư - 27/09/2017 05:05
Hướng dẫn luyện tập: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

1. Bài tập này nêu hai yêu cầu:
- Những câu tục ngữ, ca dao dẫn trong SGK, trang 23 có ý nghĩ như thế nào?
- Tìm thêm một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự.

Để làm bài tập này, trước tiên các em phải hiểu ý nghĩa những câu tục ngữ, ca dao đó. Các em có thê tham khảo các từ điển thành ngữ tục ngữ tiếng Việt. Trên cơ sở hiểu nghĩa, các em tìm những câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự (qua sách, báo, qua ông bà, cha mẹ hoặc qua giao tiếp sinh hoạt hàng ngày...).

a) Lời chào cao hơn mâm cỗ.
Câu tục ngữ này có nghĩa: Tình cảm, lễ nghi, lời chào mời thân mật còn quý hơn vật chất, miếng ăn. Từ đó khuyên chúng ta nên niềm nở vồn vã khi giao tiếp, chào hỏi.

b) Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Câu ca dao này khuyên chúng ta hãy cân nhắc, đắn đo, suy nghĩ khi nói năng, giao tiếp, thể hiện sự tế nhị, lịch sự, nhẹ nhàng.

c) Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.

Câu ca dao khuyên chúng ta nên ăn nói nhẹ nhàng, lịch sự, tránh thô lỗ cục cằn.

Có thể đưa thêm một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự:
- Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.


- Một lời nói quan tiền thúng thóc;
Một lời nói dùi đục cẳng tay


- Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi,
Người khôn ai nói nặng lời làm chi.


- Người khôn ai nỡ roi đòn
Một lời nhè nhẹ hãy còn đắng cay.


2. Trong các phép tu từ đã học như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm nói tránh, thì nói giảm nói tránh là có liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự.

Ví dụ:
Khi nói đến cái chết, đế giảm sự đau thương, người ta hay dùng: hi sinh, mất, về nơi suối vàng,...

Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
(Tố Hữu)

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
(Nam Cao)

3. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

- Dựa vào ý nghĩa của những câu dẫn ở SGK trang 23, 24, điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
- Trên cơ sở đó, hãy cho biết mỗi từ ngữ đó chỉ cách nói liên quan đên phương châm hội thoại nào?

Để điền đúng các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống, các em cần đọc kĩ phần giải thích đặt trước từ là. Cụ thể:

a) Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là nói mát.
b) Nói trước lời người khác chưa kịp nói là nói hớt.
c)Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cô ý là nói móc.
d. Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo.
e) Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa.

Từ đó, có thể thấy các từ: nói móc, nói leo, nói mát, nói hớt liên quan đến phương châm lịch sự. Còn nói ra đầu ra đũa liên quan đến phương châm cách thức.

4. Bài tập này yêu cầu các em vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích những cách nói thường dùng.

a) Trong giao tiếp, khi chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng với đề tài mà hai người đang trao đổi, ta thường dùng cách diễn đạt nhân tiện đây xin hỏi.

b) Đôi khi vì một lí do nào đó, trong giao tiếp, điều mà người nói đụng chạm đến thể diện của người đối thoại hoặc làm cho người đối thoại không hài lòng, ta thường dùng cách diễn đạt: cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là làm anh không vui, nhưng...; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói là...

c) Trong giao tiếp, để báo hiệu cho người đôi thoại biết là người đã không tuân thủ phương châm lịch sự, người nói thường dùng cách diễn đạt: đừng nói leo; đừng ngắt lời như thế; đừng nói cái giọng đó với tôi...

5. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

- Giải thích nghĩa của các thành ngữ dẫn trong SGK, trang 224

- Từ đó, cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào? Cụ thể:

- Nói băm nói bổ: Nói ào ào, thiếu cân nhắc, thiêu suy nghĩ, nói lấy được
Thành ngữ này liên quan đến phương châm lịch sự.

- Nói như đấm vào tai: Nói như chọc tức, rất chối tai, rất khó nghe
Thành ngữ này liên quan đến phương châm lịch sự.

- Điều nặng tiếng nhẹ: Nói có cân nhắc, biết lựa lời, liệu lời, tế nhị
Thành ngữ này liên quan đến phương thức lịch sự

- Nửa úp nửa mở: Lòi nói xa xôi, bóng gió, không rõ ràng, không cụ thể
Thành ngữ này liên quan đến phương châm cách thức và phương châm lịch sự.

- Mồm loa mép giải: To tiếng và lắm điều, nói át cả tiếng người khác.
Thành ngữ này liên quan đến phương châm lịch sự.

- Đánh trống lảng: Vờ nói chuyện khác để khỏi phải nói đến việc đang nói hoặc khó nói.
Thành ngữ này liên quan đến phương châm cách thức và phương châm lịch sự.

- Nói như dùi đục chúm mắm cày: chỉ cách nói thô thiển.
Thành ngữ này liên quan đến phương châm lịch sự.

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây