© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Hướng dẫn luyện tập: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.

Thứ tư - 27/09/2017 05:47
Hướng dẫn luyện tập: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.

1. Bài tập này yêu cầu các em bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh dẫn trong SGK, trang 26.

Các em đọc lại văn bản Cây chuối trong đời sống Việt Nam và phần gợi ý trên để trả lời câu hỏi.

2. Bài tập này yêu cầu các em chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn dẫn trong SGK, trang 26.

Đây là đoạn văn thuyết minh về cái chén, trong đó sử dụng các yếu tố miêu tả là:

- Bác vừa cười vừa làm động tác.
- Bác nói tiếp, cái chén còn rất tiện lợi...


3. Bài tập này yêu cầu các em đọc văn bản Trò chơi ngày xuân dẫn trong SGK trang 26 - 27 và chỉ ra những câu miêu tả trong đó.

- Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người.

- Liền anh, liền chị ở các làng đi lại thăm hỏi, tặng quà rồi hát với nhau đến tận nửa đêm.

- Những nhóm quan họ nam và nữ trong trang phục dân tộc đi tìm nhau trong ngày hội, mời nhau xơi trầu và nhận lời hát kết nghĩa giữa, các làng. Hát trên đôi và hát cả dưới thuyền. Những con thuyền thúng nhỏ mang theo các làn điệu dân ca điểm thêm cho không khí ngày xuân nét thơ mộng, trữ tình.

- Các đoàn lân có khi đông tới hàng trăm người, họ là thành viên của một câu lạc bộ hay một lò võ trong vùng. Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân mình có các họa tiết đẹp. Múa lân rất sôi động với các động tác khỏe khoắn, bài bản: lân chào ra mắt, lân chúc phúc, leo cột... Bên cạnh có ông Địa vui nhộn chạy quanh.

- Những người tham gia chia thành hai phe, đứng thành một hàng đối nhau, cũng nắm sợi dây thừng, dây chão hay một cây sào tre hoặc người đứng sau ôm lưng người đứng trước, còn hai người đứng đầu hàng của hai phe thì nắm tay nhau cho chắc, lấy dấu vạch vôi ở giữa làm mốc được, thua. Bên nào kéo được đối phương sang qua vạch mốc về phía mình là bên đó thắng.

- Bàn cờ là sân bãi rộng, mỗi phe có 16 người mặc đồng phục đỏ hoặc xanh, cầm trên tay hay đeo trước ngực biển kí hiệu quân cờ. Hai tướng (tướng ông, tướng bà) của từng bên đều mặc trang phục thời xưa lộng lẫy có cờ đuôi nheo đeo chéo sau lưng và được che lọng. Khi muốn đi một nước cờ, người đấu gõ một tiếng trống báo cho người chạy cờ tới nghe lệnh. Người này sẽ truyền lại lệnh để quân cờ di chuyển. Có thể người đầu cầm lá cờ nhỏ, định đi quân nào thi trực tiếp phất cờ vào quân đó rồi dẫn đến vị trí mời.

- Vào khoảng thời gian nhất định trong điều kiện không bình thường, người thì phải vo gạo, nhóm bếp, giữ lửa đến khi cơm chín ngon mà không bị cháy, khê... ở một số vùng còn có hát đối đáp, giao duyên trong hội thi, tạo không khí náo nhiệt, vui vẻ.

- Tùy theo từng nơi, mỗi thuyền đua có khoảng chừng chục tay bơi là nam giới đại diện các phường, xóm, làng. Sau hiệu lệnh, những con thuyền lao vun vút trong tiếng hò reo cổ vũ và chiêng trống rộn rã đôi bờ sông.

Bài đọc tham khảo

Lúc bé dưới nước, áo đen
Lớn không áo lục nhảy lên trên bờ.
Biết bơi, biết hát, biết bò
Có đầu không cổ, mắt không lông mi, lông mày.


Đó là một câu đố nêu được một số nét tiêu biểu của con ếch: Khi mới nở là con nòng nọc ở dưới nước, có màu đen. Khi lớn lên, ếch mới có màu xanh lục. Ếch không có cổ, mắt không có lông mi, lông mày.

Ếch là động vật sống lưỡng thể, vừa ở nước vừa ở trên cạn. Lưng ếch có màu xanh vàng hay màu nâu xám, điểm một sô chấm đen. Ếch có tài giấu mình. Trong đám cỏ xanh hay trong hồ nước nếu không chú ý thì không nhận ra ếch ở đâu. Khi có động, chỉ cần hai ba bước là ếch nhảy tùm xuống nước, hoặc nhanh nhẹn nhảy khỏi mặt nước lao vào đám cỏ rậm.

Ếch có một cấu tạo cơ thể đặc biệt. Khi ở dưới nước, nếu loài cá thở bằng mang, thì ếch thở bằng phổi và bằng da, tim ếch có thêm 1 ngăn. Trên cạn, ếch thở bằng phổi, nhưng da ếch có chất nhầy làm cho da ướt, dù ở nơi khô ráo, ếch vẫn thích nghi được
.
Chân sau của ếch là một công cụ để bơi. Bàn chân có màng như mái chèo bơi rất đẹp. Chả thế mà có kiêu bơi gọi là “bơi ếch”. Lưỡi ếch mới thật đặc biệt. Đầu lưỡi lại chẻ làm hai, như cái móc cuốn vào trong, mặt lưỡi có chất dính. Côn trùng hễ bị ếch “liếm” trúng là dính ngay vào lưỡi, không chạy thoát được. Miệng ếch lại có một hàm răng nhỏ mà dày, khi côn trùng bị ngậm trong miệng ếch thì hết đường thoát.

Ếch là giống vật ăn các côn trùng có hại, mỗi ngày mỗi con ếch có thể bắt ăn hơn một trăm con côn trùng. Ếch là vệ sĩ của đồng ruộng. Có ếch là đảm bảo đồng ruộng yên lành.

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây