© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Kiểm tra định kì cuối năm học môn Tiếng Việt 5

Chủ nhật - 31/03/2019 06:06
Đề kiểm tra định kì cuối năm học môn Tiếng Việt 5, gồm có hai phần: Kiểm tra đọc và kiểm tra viết. Có đáp án và hướng dẫn chấm.
A. KIỂM TRA ĐỌC :   Đọc bài “Út Vịnh" (SGK TV5 tập 2)
I. Đọc thầm và làm bài tập:
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
1. Đoạn đường sắt gần nhà Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì ?
A. Tảng đá nằm chềnh  ềnh trên đường tàu chạy, có ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray.
B. Trẻ chăn trâu ném đá lên tàu khi tàu chạy qua .
C. Tất cả các câu trên đều đúng.
 
2. Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ?
A. Tham gia phong trào: Em yêu đường sắt quê em.
B. Nhận việc thuyết phục Sơn không thả diều trên  đường tàu .
C. Cả hai ý trên đều đúng.
 
3. Bài Út Vịnh  thuộc chủ đề nào em đã học  ?
A. Nam và nữ .
B. Vì cuộc sống thanh bình.
C. Những chủ nhân tương lai.
 
4. Út Vịnh đã làm như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?
A. Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn , la lớn báo có tàu hoả đến.
B. Vịnh nhào xuống ôm Lan lao xuống mép ruộng.
C. Cả hai ý trên đều đúng .
 
5. Em học tập được điều gì ở Út Vịnh?
A. Học được ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông
B. Học được tinh thần dũng cảm của Út Vịnh khi cứu các em nhỏ.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
 
6. Trong bài văn trên có bao nhiêu danh từ  riêng?
A. Hai, đó là ….
B. Ba, đó là ….
C. Bốn , đó là …
 
7. Dấu hai chấm trong câu “Vịnh lao ra như tên bắn , la lớn : Hoa , Lan tàu hoả đến!” có tác dụng gì trong câu?
A. Liệt kê các sự việc xảy ra .
B. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
C. Giải thích ý nghĩa của câu nói , ý đã nói trước đó.
8. Dấu phẩy trong câu “Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu , không ném đá lên tàu và đường tàu , cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu” có tác dụng như thế nào trong câu?
A. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
B. Ngăn cách các trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các vế trong câu  ghép.
 
9. Đặt câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ “nguyên nhân - kết quả”.

B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả:      Nghe viết bài: Bầm ơi  (từ đầu đến … tái tê lòng bầm)
II. TẬP LÀM VĂN :  Tả cô giáo (thầy giáo) đang giảng bài.
 
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
 
A. KIỂM TRA ĐỌC :
 Mỗi câu trả lời đúng  0,5 điểm (Từ câu 1 đến câu 8)
 
1 - D 2 - C 3 - C 4 - C 5 - C
6 - C 7 - B 8 - A    
 
 Câu 9: 1 điểm
 
B. KIỂM TRA VIẾT
I. CHÍNH TẢ  (5 điểm)
  Sai mỗi lỗi trừ 0,5 điểm
 
II. TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
1. Yêu cầu :
       a. Thể loại: Miêu tả (tả người đang hoạt động).
       b. Nội dung chính: Tả cô giáo đang giảng bài
       c. Hình thức: Viết bài văn ngắn khoảng 25 dòng theo trình tự bài văn tả người   .
 2. Biểu điểm:
  • Điểm 5: Bài làm đạt được đầy đủ 3 yêu cầu chính. Bài viết sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nêu lên hình dáng và hoạt động của người đang lao động. Toàn bài mắc không quá 4 lỗi về diễn đạt (dùng từ, chính tả, ngữ pháp).
  • Điểm 4: Bài làm đạt được các yêu cầu như bài đạt điểm 5. Toàn bài mắc không quá 6 lỗi diễn đạt.
  • Điểm 3: Bài làm đạt được yêu cầu a và b, yêu cầu c còn vài chỗ chưa hợp lý, con liệt kê trong miêu tả. Mắc trên 8 lỗi diễn đạt.
  • Điểm 1-2: Bài làm chưa đảm bảo yêu cầu b và c. Ý diễn đạt còn lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây