© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Lí thuyết và bài tập Ngữ Văn 12, Bài 17. Về một số mặt của vốn văn hóa truyền thống - Trần Đình Hượu

Thứ hai - 04/05/2020 10:49
Câu 1. Những ưu điểm làm nên thế mạnh cho nền Văn hoá Việt Nam trong tương lai
Câu 2: Việc tìm hiểu truyền thống văn hoá dân tộc có ý nghĩa gì trong đời sống hiện nay của cộng đồng nói chung và mỗi cá nhân nói riêng?
1. Nội dung
Tác giả phân tích rõ những ưu, nhược điểm của nền văn hoá truyền thống và những định hướng trong việc xây dựng một nền văn hoá mới: dân tộc, hiện đại, giàu tính nhân bản.
- Đặc điểm của văn hoá truyền thống Việt Nam thể hiện trên các phương diện: tôn giáo, nghệ thuật, ứng xử, sinh hoạt.
+ Về tôn giáo: Người Việt không cuồng tín, không cực đoan mà dung hoà các tôn giáo khác nhau để tạo nên sự hài hoà.
+ Về nghệ thuật sáng tạo được những tác phẩm tinh tế nhưng không có quy mô lớn, kì vĩ, tráng lệ.
+ Về ứng xử: trọng nghĩa tình không chú ý nhiều đến trí dũng, khéo léo, không kì thị, cực đoan, thích yên ổn.
+ Về sinh hoạt: ưa chừng mực, vừa phải.
- Thế mạnh: Việt Nam có nhiều tôn giáo nhiều dân tộc nhưng không xảy ra xung đột về tôn giáo dữ dội.
- Hạn chế: Văn hoá Việt chưa có một tầm vóc lớn lao; chưa tạo được những ảnh hưởng sâu sắc đối với các nền văn hoá khác.

2. Nghệ thuật
Văn phong khoa học, chính xác, mạch lạc

3. Bài tập
Câu 1. Những ưu điểm làm nên thế mạnh cho nền Văn hoá Việt Nam trong tương lai
* Hướng dẫn lập ý:
- Xác định những ưu điểm của nền văn hoá Việt Nam.
+ Về tôn giáo: dung hoà các tôn giáo khác để tạo nên sự hài hoà.
+ Về nghệ thuật: sáng tạo được những tác phẩm tinh tế.
+ Về ứng xử: trọng nghĩa tình.
+ Về sinh hoạt: người Việt ưa chừng mực vừa phải.
- Phân tích các ưu điểm đó để xác định ưu điểm nổi trội sẽ tạo nên thế mạnh cho nên văn hoá của dân tộc. Đó là nhũng ưu điểm đặc thù có thể phát triển thành thế mạnh của nền văn hoá Việt Nam trong tương lai.
+ Tính dung hoà, không cực đoan.
+ Có khả năng tiếp biến các giá trị của nền văn hoá khác.
+ Có bản sắc riêng trong mối quan hệ với các nền văn hoá khác.
- Căn cứ vào ba ưu điểm sẽ trở thành thế mạnh của nền văn hoá Việt Nam trong tương lai để triển khai thành 3 đoạn văn (lấy ví dụ thực tế để làm sáng tỏ vấn đề).
* Lập ý:
(1). Tính dung hoà, không cực đoan
- Sẽ tạo nên đời sống văn hoá bình ổn, không xung đột.
- Một nền văn hoá giàu giá trị nhân bản không sa vào cực đoan.
(2). Có khả năng tiếp biến các giá trị của nền văn hoá khác
- Trong thời đại hội nhập có sự giao lưu của nhiều giá trị văn hoá, người Việt sẽ biết chọn lọc để tiếp biến tinh hoa của các nền văn hoá khác làm phong phú nền văn hoá của dân tộc mình.
- Khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hoá các giá trị văn hoá khác sẽ khiến cho nền văn hoá Việt có được những tinh hoa văn hoá của nhân loại.
(3). Văn hoá Việt có bản sắc riêng trong mối quan hệ với các nền văn hoá khác.
- Nền văn hoá Việt trong quá trình hội nhập, giao lưu không lu mờ, không bị đồng hoá.
- Nền văn hoá Việt sẽ phát triển và toả rạng được giá trị vốn có vào đời sống văn hoá rộng lớn của thế giới.

Câu 2: Việc tìm hiểu truyền thống văn hoá dân tộc có ý nghĩa gì trong đời sống hiện nay của cộng đồng nói chung và mỗi cá nhân nói riêng?
* Gợi ý trả lời: có thế triển khai các ý chính sau:
Việc tìm hiểu truyền thống văn hoá dân tộc có ý nghĩa quan trọng trong đời sống hiện nay của cộng đồng nói chung và mỗi cá nhân - những chủ thể văn hoá riêng.
- Hiểu được những ưu điểm, nhược điểm của nền văn hoá đất nước mình để có ý thức hạn chế nhược điểm phát huy thế mạnh trong lối sống, trong ý thức xây dựng nền văn hoá của dân tộc mình.
- Thế hệ trẻ yêu quê hương, đất nước mình, không quên cội nguồn.
- Tạo nên sức mạnh tinh thần từ niềm tự hào về nền văn hoá giàu bản sắc của dân tộc mình.
- Thế hệ trẻ người Việt dù đi đâu, làm gì cũng luôn có ý thức giữ gìn, phát huy làm giàu có thêm nền văn hoá của dân tộc mình.
* Chú ý sưu tầm tư liệu, những dẫn chứng từ thực tế để khẳng định: Việc tìm hiểu truyền thống văn hoá dân tộc có ý nghĩa quan trọng trong đời sống hiện nay của cộng đồng nói chung và mỗi cá nhân - những chủ thể văn hoá riêng.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây