© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Lí thuyết và bài tập Ngữ Văn 12, bài 4. Tây Tiến - Quang Dũng

Thứ ba - 31/03/2020 04:16
1. Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tây Tiến? Hoàn cảnh ra đời ấy có vai trò gì trong việc khám phá tác phẩm?
2. Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lính Tây Tiến?
3. Thiên nhiên, con người Tây Bắc trong nỗi nhớ của Quang Dũng?
4. Bình giảng đoạn thơ sau trong Tây Tiến của Quang Dũng?
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ...
đến Sông Mã gầm lên khúc đồng hành
I. Nội dung
Tây Tiến là nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đoàn binh Tây Tiên, về những người lính trẻ chiến đấu trong điều kiện vô cùng gian khổ mà sống lạc quan, lãng mạn và vô cùng quả cảm.
- Thiên nhiên Tây Bắc được cảm nhận với vẻ đẹp vừa đa dạng vừa độc đáo, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, hoang sơ mà ấm áp.
- Hình tượng người lính Tây Tiến hào hoa, dũng cảm.
+ Điều kiện sinh hoạt, chiến đấu của người lính Tây Tiến hết sức gian khổ, tử vong vì bệnh tật nhiều hơn đánh trận.
+ Người lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, những người lính trẻ ấy đã vượt lên khó khăn thử thách sống lạc quan, lãng mạn với cốt cách hào hoa và chiến đấu dũng cảm.

II. Nghệ thuật
- Bút lãng mạn và cảm hứng bi tráng đã làm nên vẻ đẹp độc đáo cho bài thơ
- Sáng tạo độc đáo về hình ảnh ngôn từ và giọng điệu (phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng rộng rãi những yếu tố cường điệu và phóng đại, đối lập để tô đậm cái phi thường, cái hùng vĩ và sự tuyệt mĩ).

3. Bài tập
1. Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tây Tiến? Hoàn cảnh ra đời ấy có vai trò gì trong việc khám phá tác phẩm?
* Hướng dẫn lập ý:
Chú ý các bựớc chính:
- Hoàn cảnh sáng tác
- Những điều liên quan đến đơn vị Tây Tiến.
- Vận dụng những yếu tố trên vào việc khám phá tác phẩm.
* Lập ý:
- Hoàn cảnh ra đời của một tác phẩm là những yếu tố ngoài văn bản hết sức quan trọng giúp cho chúng ta có thêm căn cứ để khám phá nội dung, nghệ thuật và tư tưởng tình cảm mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
- Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tây Tiến có những nội dung quan trọng sau:
+ Tây Tiến được khơi gợi từ nỗi nhớ của tác giả sau một năm xa đồng đội và đơn vị cũ - nơi nhà thơ đã từng làm đại đội trưởng.
+ Nhớ về Tây Tiến - nhớ về nhũng năm tháng chiến đấu trên Tây Bắc gian khổ, thiếu thốn. Lính của Tây Tiến tử vong vì bệnh sốt rét rừng nhiều hơn đánh trận nhưng họ vẫn sống lạc quan và chiến đấu quả cảm.
* Về đơn vị Tây Tiến: được thành lập 1947, lính của Tây Tiến đa phần là thanh niên (trí thức, sinh viên, học sinh) Hà Nội; nhiệm vụ của họ là kết hợp với nước bạn Lào đánh tiêu hao sinh lực địch; địa bàn hoạt động rộng lớn hoang vu, heo hút.
- Nhũng căn cứ từ hoàn cảnh ra đời giúp ta khám phá tác phẩm
+ Bài thơ tràn ngập nỗi nhớ, người và cảnh đều được gợi ra từ nỗi nhớ.
+ Những người lính Tầy Tiến đa phần là thanh niên Hà Nội nên tâm hồn rất lãng mạn, nhìn thiên nhiên bằng đô mắt trẻ trung tinh nghịch.
+ Điều kiện chiến đấu gian khổ trên địa hình hiểm trở của Tây Bắc in dấu trong bài thơ nhũng địa danh lạ, những núi đèo hiểm trở, thiên nhiên Tây Bắc dữ dội, thơ mộng....
+ Điều kiện chiến đấu gian khổ nhưng ý chí của nhũng người lính trẻ vẫn vững vàng. Điều này đã làm nên chất bi tráng cho tác phẩm.

Câu 2: Cảm nhân của anh (chị) về hình tuợng người tính Tây Tiến?
* Hướng dẫn lập ý:
- Xác định những đặc điểm chính về người lính Tây Tiến trong toàn bài thơ
+ Trẻ trung tinh nghịch.
+ Lãng mạn, yêu đời.
+ Chiến đấu dũng cảm, coi thường hiểm nguy.
+ Hi sinh trong tư thế tuyệt đẹp.
+ Trải qua, chịu đựng muôn vàn gian khổ, hi sinh.
+ Vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt.
- Tổng hợp những đặc điểm ấy, phân chia thành những ý lớn. Triển khai mỗi ý ứng với một đoạn văn.
* Lập ý:
- Những người lính trẻ Tây Tiến trong nỗi nhớ của Quang Dũng rất trẻ trung, lãng mạn, yêu đời.
+ Nhìn thiên nhiên dữ dội của Tây Bắc bằng tâm hồn trẻ (các chi tiết: súng ngửi trời, oai linh thác, cọp trêu người...
+ Thiên nhiên Tây Bắc tại điểm dừng chân qua đôi mắt trẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng đầy hấp dẫn (các chi tiết: Mường Lát hoa về...; nhà ai Pha Luông...; mùa em thơm nếp xôi...).
+ Trong gian khổ luôn nhớ về Hà Nội (các chi tiết :gửi mộng qua biên giới; mơ Hà Nội dáng kiều thơm...).
- Những người lính trẻ Tây Tiến trong nỗi nhớ của Quang Dũng đã trải qua những tột cùng khó khăn thử thách, hi sinh mà vẫn chiến đấu quả cảm.
+ Hành quân vất vả trên Tây Bắc hiểm trở dốc đèo cao, vực thẳm, nơi heo hút (các chi tiết: dốc khúc khuỷu, thăm thẳm, ngàn thước lên, xuống...).
+ Hi sinh trên đường hành quân, nơi biên ải xa xôi, đối mặt với bệnh sốt rét (chú ý các chi tiết: dãi dầu không bước, mồ viễn xứ, về đất...).
- Những người lính trẻ Tây Tiến trong nỗi nhớ của Quang Dũng được thể hiện bằng cảm hứng bi tráng với vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt.
+ Tư thế lớn lao trên đường hành quân: đoàn quân bất tận ẩn hiện trong điệp trùng núi, điệp trùng mây, khẩu súng trên vai người lính như chạm tới trăng sao (chi tiết: Đoàn quân đi trong sương lấp, súng ngửi trời...).
+ Hi sinh trong tư thế tuyệt đẹp (chi tiết: gục lên súng mũ bỏ quên đời, áo bào thay chiếu...)
+ Đoàn binh oai hùng mạnh mẽ, đầy chí khí ẩn chứa bên trong hình hài ốm yếu thể hiện qua những hình ảnh thơ lạ độc đáo (chi tiết: Chẳng tiếc đời xanh, đoàn binh không mọc tóc, dữ oai hùm, mắt trừng, khúc độc hành...).

Câu 3: Thiên nhiên, con người Tây Bắc trong nỗi nhớ của Quang Dũng.
* Hướng dẫn lập ý:
- Xác định hình ảnh, đặc điểm của thiên nhiên Tây Bắc trong suốt bài thơ
+ Thiên nhiên rộng lớn, hoang vu, hiểm trở.
+ Tây Bắc với thiên nhiên dữ dội, bí ẩn nhiều khi như đe doạ con người: oai linh thác, cọp trêu người.
+ Thiên nhiên Tây Bắc bất ngờ hiện ra với vẻ đẹp thơ mộng lãng mạn.
+ Cảnh hoang vu như có linh hồn, gắn bó với con người.
- Khái quát thành 3 ý chính để triển khai thành những đoạn văn tương ứng.
*Lập ý:
- Thiên nhiên rộng lớn, hoang vu, hiểm trở với những địa danh lạ: Sài Khao, Mường Lát, Châu Mộc...; những đèo dốc cheo leo, vực thẳm khôn cùng; những cồn mây mù sương, những dãy núi bất tận...
- Tây Bắc với thiên nhiên dữ dội, bí ẩn nhiều khi như đe doạ con người, như có linh hồn: oai linh thác, cọp trêu người, hồn lau nẻo bến bờ.
- Thiên nhiên Tây Bắc bất ngờ hiện ra với vẻ đẹp thơ mộng lãng mạn, gắn bó với con người: Mường Lát hoa về trong đêm hơi, ngôi nhà sàn bồng bềnh trong sương, bông hoa đong đưa trên dòng nước lũ.

Câu 4: Bình giảng đoạn thơ sau trong Tây Tiến của Quang Dũng?
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ...
đến Sông Mã gầm lên khúc độc hành
* Hướng dẫn lập ý:
- Xác định nội dung chính của đoạn: hình tượng đoàn binh Tây Tiến được thể hiện bằng bút pháp lãng mạn và cảm hứng bi tráng.
+ Vé đẹp oai phong lẫm liệt;
+ Vẻ đẹp lãng mạn;
+ Vẻ đẹp bi tráng.
- Chia đoạn thơ thành những ý hợp lí, triển khai mỗi ý thành một đoạn văn.
* Lập ý:
- Đoàn binh Tây Tiến với vẻ đẹp oai phong lẫm liêt.
+ Đoàn binh mạnh mẽ oai phong trong hình ảnh thơ độc đáo rất lạ mà hàm xúc: nói tới hiện thực gian khổ thiếu thốn với căn bệnh sốt rét rừng mà vẫn vô cùng mạnh mẽ.
+ Quang Dũng đã thể hiện sức mạnh ý chí, sức mạnh tinh thần của những người lính trẻ trong hình ảnh thơ vừa quen thuộc vừa mới lạ “quân xanh”, “mắt trừng” và cụm từ ẩn dụ “dữ oai hùm”. Tác giả đã dùng cái thô mộc của hiện thực đời sống chiến trường để làm nỗi bật dũng khí ẩn chứa bên trong tâm hồn.
- Đoàn binh Tây Tiến với vẻ đẹp tâm hồn: giàu khát khao yêu thương lãng mạn, mộng mơ.
+ Sau những chặng đường hành quân vất vả gian lao, những người lính trẻ lại có những giấc mộng đẹp vượt qua nghìn trùng xa xôi để về Hà Nội. Giấc mơ lãng mạn hào hoa đó đa làm nên sức mạnh tinh thần ở họ.
+ Quang Dũng đã đặc tả chất hào hoa lãng mạn của những người lính trẻ trong hình ảnh “dáng kiều thơm”.
- Đoàn binh Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng.
+ Viết về sự hi sinh bằng từ ngữ Hán - Việt nên không hề bi luỵ mà thể hiện được sự hi sinh cao đẹp của những người con đã xả thân vì đất nước.
+ Chất tráng toát lên từ lí tưởng sống cao đẹp của những người lính trẻ: ở tuổi đời rất trẻ, họ ra đi dứt khoát, thanh thản, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
+ Yêu mến đồng đội mình - những người lính trẻ đã hi sinh thầm lặng nơi biên cương xa xôi. Quang Dũng đã phủ lên hiện thực bi thương, lên thi thể họ tấm “áo bào” vua ban cho những người có công với đất nước.
+ Người lính Tây Tiến không chết, họ đã hoàn thành nhiệm vụ và được đất mẹ nhân từ mở rộng vòng tay đón các anh trở về.
+ Người lính Tây Tiến ra đi trong âm hưởng trầm hùng dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc. Sông Mã đã tấu lên khúc nhạc của núi rừng để tiễn biệt những người lính trẻ.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây