© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Lí thuyết và bài tập Ngữ Văn 12, bài 6 Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm

Thứ sáu - 03/04/2020 12:14
1. Phân tích đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi ...
đến Làm nên Đất Nước muôn đời.
2. Phân tích đoạn thơ sau:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu ...
đến Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.
3. Cảm nhận của em về hình tượng Đất Nước trong đoạn trích cùng tên từ Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm?
1. Nội dung
- Đất Nước hiện lên qua cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm: đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Đất Nước của nhân dân, Nhân dân là người làm ra Đất Nước.
- Một cái nhìn mới mẻ về Đất nước mang tính tổng hợp, toàn vẹn từ cái Tôi tự ý thức của thế hệ những người cầm bút trẻ tuổi giàu tri thúc, niềm tin, niềm tự hào dân tộc.
- Tô đậm tư tưởng Đất Nước của Nhân dân qua việc khẳng định: đất nước là sự hội tụ công sức và khát vọng của Nhân dân.

2. Nghệ thuật
- Giọng thơ trữ tình - chính luận sâu lắng tha thiết.
- Vận dụng sáng tạo nhiều thành tố của văn học, văn hoá dân gian.

3. Bài tập
1. Phân tích đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi ...
đến Làm nên Đất Nước muôn đời.

* Hướng dẫn lập ý:
- Xác định nội dung khái quát của đoạn: Cảm nhận lí giải về Đất Nước, Đất nước gần gũi, thân thuộc được cảm nhận qua những gì hết sức đơn sơ.
- Chia đoạn thơ thành từng ý.
+ Đất nước thân thuộc gần gũi.
+ Đất nước được cảm nhận trong sự thống nhất hài hoà từ nhiều phương diện.
+ Những suy ngẫm về trách nhiệm của thế hệ mình đối với đất nước.
- Triển khai các ý trên ứng với từng đoạn văn
* Lập ý:
- Đất Nước thân thuộc, gần gũi được cảm nhận qua những gì hết sức đơn sơ
+ Đất Nước có từ ngàn đời trong ý thức mỗi con người.
+ Đất Nước có trong phong tục tập quán, đồ vật sinh hoạt bình dị của cuộc sống như câu chuyên cổ tích, búi tóc của mẹ, miếng trầu bà ăn.
+ Đất Nước hiện hình nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo, ẩn sâu trong nghĩa tình thuỷ chung của cha mẹ.
+ Đất Nước hình thành khi dân mình quần tụ bên nhau để làm ăn sinh sống và phát triển cùng lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Đất nước được cảm nhận trong sự thống nhất hài hoà từ nhiều phương diện địa lí và lịch sử, không gian và thời gian.
+ Tác giả chia tách Đất Nước thành 2 yếu tố đất và nước để cảm nhận suy tư.
+ Đất nước thiêng liêng được cảm nhận bằng quan niệm mới mẻ của tuổi trẻ vừa táo bạo, vừa cá thể: gắn với không gian sinh hoạt, không gian của tình yêu đôi lứa (chi tiết: đất là nơi anh đến trường... Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn...)
+ Đất Nước không chỉ của thế hệ hiện tại mà còn của bao thế hệ đã đi qua (chi tiết: Những ai đã khuất - Những ai bây giờ - Yêu nhau và sinh con đẻ cái)
+ Hướng đến một cái nhìn toàn vẹn và nhiều chiều: trong chiều dài của thời gian lịch sử, bề rộng của không gian địa lí, chiều sâu của văn hoá phong tục.
- Những suy ngẫm về trách nhiệm của thế hệ mình đối với đất nước trong lời tự nhủ, lời nhắn nhủ chân thành tha thiết.
+ Ý thức sâu sắc về mối quan hệ của cá nhân với cộng đồng với Đất Nước.
+ Ý thức về bổn phận của thế hệ mình, của chính mình đối với Đất Nước.

2. Phân tích đoạn thơ sau:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu ...
đến Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.
* Hướng dẫn lập ý:
* Xác định nội dung khái quát của đoạn: Nhấn mạnh quan niệm - tư tưởng cốt lõi của chương V: Đất Nước của Nhân dân
- Chia đoạn thơ thành từng ý.
+ Phát hiện mới mẻ về danh lam thắng cảnh trên khắp Đất Nước.
+ Vai trò của những con người vô danh đối với Đất Nước.
+ Tư tưởng Đất Nước là của Nhân dân.
- Triển khai các ý trên ứng với từng đoạn văn
* Lập ý:
- Phát hiện mới mẻ về danh lam thắng cảnh trên khắp Đất Nước: cảnh trí thiên nhiên chứa đựng linh hồn của Đất Nước.
+ Phản ánh số phận, cảnh ngộ của Đất Nước trong chiến tranh (vợ nhớ chồng góp núi Vọng phu).
+ Ao đầm, núi non chứa đựng lịch sử chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc (ngựa Thánh Gióng, đất Tổ Hùng Vương).
+ Đất Nước với truyền thống hiếu học được gợi lên từ núi Bút, non Nghiên
- Vai trò của những con người vô danh đối với Đất Nước: giữ gìn Đất Nước, truyền lại cho thế hệ sau những giá trị văn hoá, văn minh vật chất.
+ Những con người bình dị cần cù làm lụng để xây dựng cuộc sống.
+ Các thế hệ vô danh lặng lẽ hiến đời mình để giữ nước.
+ Những con người bình dị vô danh đã truyền lại cho thế hệ sau cách làm ăn trong be bờ đắp đập, giá trị văn hoá trong tên làng, tên xã...
- Tư tưởng Đất Nước là của Nhân dân - Đất Nước trong sáng gợi cảm trong những áng ca dao.
+ Đất Nước với những con người say đắm trong tình yêu.
+ Đất Nước với những con người biết quý trọng nghĩa tình.
+ Đất Nước với những con người kiên trì quyết liệt trong đấu tranh.
+ Đất Nước trữ tình với vẻ đẹp đặc trưng của con người lao động có tâm hồn phong phú đầy chất thơ.

3. Cảm nhận của em về hình tượng Đất Nước trong đoạn trích cùng tên từ Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm?
* Hướng dẫn lập ý:
- Xác định nội dung khái quát về: Đất Nước được cảm nhận trong cái nhìn tổng hợp, toàn vẹn, nhiều chiều mang đậm tư tưởng Nhân dân. Một Đất Nước cụ thể hiện hữu bên ta, quanh ta, trong ta.
- Xác định các ý chính
+ Cảm nhận lí giải về Đất Nước - Đất nước gần gũi, thân thuộc được cảm nhận qua những gì hết sức đơn sơ.
+ Đất Nước được cảm nhân trong chiều dài của thời gian lịch sử, bề rộng của không gian địa lí, chiều sâu của văn hoá phong tục.
+ Nhấn mạnh quan niệm - tư tưởng cốt lõi của chương V: Đất Nước của Nhân dân
- Triển khai các ý trên ứng với từng đoạn văn
Vận dụng cách triển khai các ý nhỏ ở hai đề trên để xây dựng đề cương chi tiết.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây