© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Lí thuyết và bài tập Ngữ Văn 12, bài 8 Đàn ghi ta của Lor-ca

Thứ hai - 06/04/2020 11:20
Lí thuyết và bài tập Ngữ Văn 12, bài 8 Đàn ghi ta của Lor-ca
Câu 1. Cảm nhận về hình tượng F. G. Lor-ca
Câu 2: Phân tích ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng tiếng đàn
1. Nội dung
Vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca, biểu tượng nghệ thuật qua một hình ảnh quen thuộc độc đáo: đàn ghi ta trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc, vừa mãnh liệt của Thanh Thảo; nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lor-ca, nhà thơ thiên tài Tây Ban Nha.
- Hình ảnh Lor-ca đơn độc với cuộc đấu giữa khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, khát vọng cách tân nghệ thuật với nền nghệ thuật già nua.
- Hình ảnh Lor-ca bị hành hình thảm khốc.
- Niềm xót thương Lor-ca và nỗi xót tiếc những cách tân nghệ thuật của anh không ai tiếp tục.
- Lor-ca giã từ và giải thoát, chia tay thực sự với những ràng buộc và hệ luỵ trần gian.

2. Nghệ thuật
Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại, độc đáo với mạch dòng tượng trưng và siêu thực.
- Cấu trúc bài thơ mang tính chất kết hợp và giao hoà.
+ Kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
+ Giữa thơ và nhạc; giữa màu sắc thơ phương Đông và chất bi tráng trong nhạc giao hưởng phương Tây.
- Hệ thống thi ảnh (của Lor-ca và tác giả) đẹp, buồn được viết theo lối sắp đặt.

3. Bài tập
Câu 1. Cảm nhận về hình tượng F. G. Lor-ca
* Hướng dẫn lập ý:
- Nhận định khái quát ý nghĩa hình tượng F. G. Lor-ca.
- Xác định các đặc điểm của hình tượng F. G. Lor-ca.
+ Lor-ca con người tự do, người nghệ sĩ cách tân.
* Lor-ca bị hạ sát và nỗi xót xa về sự dang dở của nghệ thuật cách tân
+ Lor-ca trong niềm xót thương bởi sự hạ sát và những cách tân nghệ thuật không ai tiếp tục.
- Triển khai các ý trên tương ứng với các đoạn văn.
- F. G. Lor-ca là một biểu tượng cho tình yêu nghệ thuật, cho khát vọng cách tân nghệ thuật được thể hiện trong mạch cảm xúc suy tư đa chiều vừa sâu sắc, vừa mãnh liệt của Thanh Thảo.

(1). Lor-ca- con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha.
- Lor-ca được giới thiệu bằng những nét chấm phá từ những hình ảnh thơ chịu ảnh hưởng của trường phái ấn tượng.
+ Lor-ca hiện lên trong “Những tiếng đàn bọt nước”.
+ Lor-ca hiện lên trong hành trình dài dặc mỏi mòn.
- Hình ảnh tương phản gợi cảnh đấu trường giữa khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa khát vọng cách tân nghệ thuật với nền nghệ thuật già nua.
- Con người tự do và nhà cách tân nghệ thuật thật đơn độc và mong manh.

(2). Lor-ca bị hạ sát và nỗi xót xa về sự dang dở của nghệ thuật cách tân
- Cái chết đến với Lor-ca quá bất ngờ: dù Lor-ca luôn ám ảnh về cái chết của mình nhưng không ngờ nó đến sớm thế.
- Cảnh Lor-ca bị hành hình với những diễn biến phũ phàng: áo choàng bê bết máu, đi ra bãi bắn, tiếng đàn máu chảy.

(3). Niềm xót thương Lor-ca và những cách tân nghệ thuật không ai tiếp tục
- Nỗi tiếc thương hành trình cách tân dang dở.
- Lor-ca chết, nghệ thuật Tây Ban Nha thiếu vắng người dẫn đường sẽ thành thứ cỏ mọc hoang.
- Nỗi buồn của người nghệ sĩ vì không ai thực sự hiểu di chúc của Lor-ca.

Câu 2: Phân tích ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng tiếng đàn
* Hướng dẫn lập ý:
- Nhận định khái quát về ý nghĩa ẩn dụ của tiếng đàn.
- Liệt kê những dòng thơ có hai chữ “tiếng đàn”, và ý nghĩa ẩn dụ của tiếng đàn trong mỗi lần xuất hiện (ý nghĩa của nó không nằm ngoài ý nghĩa của khổ thơ).
+ Ở đoạn 1
• Những tiếng đàn bọt nước
+ Ở đoạn 2
• Tiếng đàn ghi ta nâu
• Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
• Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
• Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy
+ Ở đoạn 3
• Không ai chôn cất tiếng đàn
• Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
+ Âm thanh tiếng đàn ở đầu và cuối tác phẩm: li- la li- la li- la
- Triển khai phân tích ý nghĩa của âm thanh tiếng đàn theo từng đoạn của bài thơ, cũng là theo trình tự hình tượng nghệ thuật Lor-ca.

* Lập ý:
Âm thanh tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là sáng tạo độc đáo của Thanh Thảo gần gũi với dòng mạch tượng trưng và siêu thực mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc cho hình tượng Lor-ca, cho tình yêu nghệ thuật và khát vọng cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ tài danh Tây Ban Nha và những suy tư đa chiều sâu sắc của người nghệ sĩ phương Đông. Đồng thời âm thanh tiếng đàn còn mang đến cho bài thơ một âm hưởng đặc biệt. Đó là âm hưởng bi tráng trong nhạc giao hưởng phương Tây.

(1). Mở đầu bài thơ tiếng đàn xuất hiện trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha cùng với những hình ảnh của trường phái ấn tượng
- “Những tiếng đàn bọt nước” cùng “áo choàng đỏ gắt”, “miền đơn độc”, “vầng tràng chếnh choáng”, “yên ngựa mỏi mòn” gợi lên hành trình dài dặc, đơn độc trong không gian rộng lớn, gợi lên khát vọng mãnh liệt mà vô vọng.
- “Những tiếng đàn bọt nước” làm cho khát vọng thát dễ tan vỡ, thật mong manh.

(2). Tiếng đàn ở đoạn 2 vang lên trong bối cảnh vô cùng dữ dội, tiếng đàn bi tráng trong sự huỷ diệt.
- Tiếng ghi ta nâu/ Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy thật hoang dại mà cũng thật êm đềm như chứa đựng cả sự đam mê, sự bất diệt đang mờ dần. “Tiếng đàn ghi ta nâu”, và tiếng đàn “lá xanh biết mấy” ấy lại xuất hiện trong khung cảnh hành hình dữ dội với những hình ảnh thực của “áo choàng bê bết đỏ”, của Lor-ca đang bị điệu về bãi bắn. Tiếng đàn ấy vọng lên trong tâm tưởng Lor-ca, tiếng đàn của khát vọng. Lor-ca đi đến bãi bắn trong tình yêu nghệ thuật khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt đang dang dở.
- Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan /Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy là những hình ảnh của trường phái ấn tượng thật đau đớn và dữ dội. Tình yêu nghệ thuật, khát vọng cách tân nghệ thuật là bọt nước vỡ tan, là màu xanh đang bị huỷ diệt.
-> Tiếng đàn - tình yêu nghệ thuật, tiếng đàn - khát vọng cách tân nghệ thuật đã oà vỡ thành màu sắc, thành hình khối, thành dòng máu chảy. Tiếng đàn ngân lên khúc ca bi tráng cuối cùng.

(3). Tiếng đàn của niềm xót thương Lor-ca, của nỗi xót xa, nuối tiếc vì không có ai tiếp tục cách tân nghệ thuật của Lor-ca.
- Không ai chôn cất tiếng đàn, câu thơ này được gắn kết với di chúc của Lor-ca: cần phải biết chôn nghệ thuật của ông mà đi tới. Đừng vì quá ngưỡng mộ mà không biết vượt qua đỉnh cao mà người đi trước đã tạo lập.
- Tiếng đàn như cỏ mọc hoang: Lor-ca chết nghệ thuật Tây Ban Nha thiếu vắng kẻ dẫn đường, nghệ thuật thành thứ cỏ mọc hoang.
-> Tiếng đàn không được chôn cất, tiếng đàn thành cỏ mọc hoang chứa đựng cả nỗi buồn của người nghệ sĩ phương Đông ham tìm tòi cách tân nghệ thuật. Đó là nỗi đau xót trước cái chết của người nghệ sĩ tài danh, buồn vì khát vọng cách tân nghệ thuật dang dở.

(4). Âm thanh tiếng đàn ở đầu và cuối tác phẩm: li- la li- la li- la là tiếng vang của chùm hợp âm vĩ thanh mang ý nghĩa kính trọng và sự tri âm của Thanh Thảo dành cho Lor-ca, nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà cách tân sân khấu.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây