© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Lí thuyết và bài tập Văn 12, Bài 2. Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh

Thứ bảy - 28/03/2020 12:18
1. Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là một áng văn chính luận trong sáng mẫu mực. Hãy phân tích tác phẩm để làm sáng rõ nhận định trên.
2. Trình bày hoàn cảnh ra đời của Tuyên ngôn độc lập và chỉ ra giá trị lịch sử, giá trị văn học của tác phẩm.
1. Tác gia Hồ Chí Minh
* Quan điểm sáng tác
- Hồ Chí Minh coi văn nghệ là vũ khí phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.
- Người coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn chương.
- Khi cầm bút, Người luôn xác định mục đích, đối tượng tiếp nhận quyết định nội dung, hình thức tác phẩm.

* Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh
- Văn chính luận viết với mục đích đấu tranh chính trị: tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh giác ngộ quần chúng, thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc.
- Truyện kí: vạch trần bộ mặt tàn ác, xảo trá, bịp bợm của chính quyền thực dân, châm biếm sâu cay vua quan phong kiến ôm chân thực dân xâm lược, bộc lộ lòng nồng nàn yêu nước và tinh thần tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc.
- Thơ ca thể hiện tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản trong những hoàn cảnh chiến đấu đầy thử thách khốc liệt.

* Phong cách nghệ thuật
- Độc đáo, đa dạng, đậm đà màu sắc dân tộc, cổ điển mà rất hiện đại
- Tạo được nét phong cách riêng độc đáo, hấp dẫn: văn chính luận ngắn gọn, tư duy sắc sảo; truyện và kí trào phúng thâm thuý, sắc bén hiện đại; thơ ca có sự kết hợp lài hoà, độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại.

2. Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chính luận mẫu mực giàu giá trị
- Giá trị nội dung: Bố cục chặt chẽ: mở đầu nêu nguyên lí chung của Tuyên ngôn Độc lập; tiếp đến tố cáo tội ác của thực dân Pháp; kết thúc là lời tuyên ngôn, tuyên bố của dân tộc Việt Nam.
- Giá trị nghệ thuật: Lạp luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn.
- Giá trị tư tưởng: Giá trị lịch sử (tuyên bố xoá bỏ chế độ phong kiến, thực dân, nền độc lập, dân chủ và tự do của nước Việt Nam); là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do.

3. Bài tập
1. Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là một áng văn chính luận trong sáng mẫu mực. Hãy phân tích tác phẩm để làm sáng rõ nhận định trên.
* Hướng dẫn lập ý:
Phân tích tác phẩm cần bám sát bố cục 3 phần chính của tác phẩm :
- Những lí lẽ xây dựng cơ sở pháp lí cho bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc
- Những lí lẽ nhằm bác bỏ những luận điệu xảo trá của kẻ thù. .
- Những lí lẽ khẳng định dân tộc ta có đủ tư cách để hưởng độc lập.
* Lập ý:
- Ý phụ mở đầu phần thân bài:
+ Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời.
+ Mục đích, ý nghĩa của tác phẩm.
a. Những lí lẽ xây dựng cơ sở pháp lí cho bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc mình bảng trích dẫn Cách mạng của nước Mỹ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791) cùng với sự suy rộng hết sức sáng tạo của tác giả.
* Trích dẫn những bản Tuyên ngôn nổi tiếng trên thế giới
- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (1791)
- Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ (1776)
* Những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc trích dẫn
- Ý kiến suy rộng của Hồ Chí Minh là một đóng góp quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.
- Người đã dùng lí lẽ của tổ tiên người Mỹ, người Pháp một cách khéo léo, kiên quyết:
+ Trân trọng những tư tưởng tiến bộ của người Mỹ, Pháp.
+ Kiên quyết vì người đã dùng tư tưởng của họ để khẳng định quyền độc lập của Việt Nam, cũng ngầm cảnh cáo nếu họ xâm lược Việt Nam là họ đã vấy bẩn lên lá cờ nhân đạo của tổ tiên mình.
+ Người đặt ba Tuyên ngôn, ba cuộc cách mạng của ba dân tộc ngang hàng nhau.

b. Những lí lẽ nhằm bác bỏ những luận điệu xảo trá của kẻ thù
- Vạch trần luận điệu về công lao khai hoá của nước Pháp đối với Đông Dương: chỉ ra những hành động trái với nhân đạo của chúng về ba phương diện.
+ Chính trị: người Việt Nam không có quyền tự do.
+ Về kinh tế: nước ta nghèo nàn xơ xác vì Pháp vơ vét, bóc lột của cải tài nguyên.
+ Về quyền bảo hộ: Pháp hèn nhát đã bán nước ta hai lần cho Nhật, cấu kết với Nhật để bóc lột.

c. Những lí lẽ khẳng định dân tộc ta có đủ tư cách để hưởng độc lập
- Tuyên bố thoát li với thực dân Pháp, khẳng định dân tộc ta giành chính quyền từ tay Nhật.
- Tuyên bố nước Việt Nam độc lập và kiên quyết bảo vệ nền độc lập của dân tộc mình bằng mọi giá.

2. Trình bày hoàn cảnh ra đời của Tuyên ngôn độc lập và chỉ ra giá trị lịch sử, giá trị văn học của tác phẩm.
* Hoàn cảnh ra đời:
+ Ngày 19/8/1945 chính quyền về tay nhân dân.
+ Ngày 26/8/1945 tại 48 phố Hàng Ngang Hà Nội, Hổ Chí Minnh viết Tuyên ngôn Độc lập.
+ Ngày 2/ 9/ 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập trước quốc dân đồng bào tuyên bố sự ra đời của Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
- Giá trị lịch sử: Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn
+ Tuyên bố chế độ thực dân phong kiến ngự trị hơn 80 năm ở Việt Nam đã hoàn toàn sụp đổ, Việt Nam đã xoá bỏ chế độ thuộc địa, thoát khỏi thân phận nô lệ.
+ Tuyên bố với cả thế giới sự ra đời của Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
+ Từ 2/9/1945, dân tộc Việt Nam đã làm chủ vận mệnh của mình.
- Giá trị văn học: Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận trong sáng và mãu mực.
+ Hệ thống luận điểm (bố cục) sáng rõ, sắp xếp theo một trình tự hợp lí làm sáng tỏ tư tưởng của tác phẩm.
+ Lập luận (luận chứng) chặt chẽ, đanh thép.
+ Bằng chứng (luận chứng) xác thực, giàu sức thuyết phục.
+ Những hình ảnh thấm đẫm cảm xúc (là sáng tạo làm nên nét riêng cho văn chính luận của Hồ Chí Minh).

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây