© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Lí thuyết và bài tập Văn 12, Bài 1. Khái quát văn học việt nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

Thứ năm - 26/03/2020 10:41
1. Văn học Việt Nam 1945 - 1975 gắn bó sâu sắc với khát vọng tự do, vận mệnh của dân tộc. Hãy chứng minh.
2. Văn học Việt Nam giai đoạn 1975 đến hết thế kỉ XX là nên văn học trên đà đổi mới ở mọi phương diện. Hãy chứng minh.
1. Văn học 1945 - 1975
* Ba chặng đường chính
- Chặng đường 1945 - 1954: phản ánh không khí đất nước độc lập; cuộc kháng chiến chống Pháp của dân lộc.
- Chặng đường 1955 - 1964: bao quát nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống (chống Pháp, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội).
- Chặng đường 1965 - 1975: đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân miền Nam.

* Đặc điểm cơ bản của văn học 1945 -1975
- Văn học gắn bó sâu sắc với vận mênh chung của đất nước.
- Nền văn học hướng về đại chúng.
- Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

2. Văn học từ 1975 đến hết thế kỉ XX
- Từ sau 1975, một số cây bút đã bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống.
- Từ 1986, văn học Việt Nam chính thức bước vào thời kì đổi mới, gắn bó, cập nhật với mọi vấn đề nóng bỏng của đời sống.
+ Nền văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc.
+ Nền văn học phát triển đa dạng phong phú, mới mẻ, cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy.
+ Khám phá con người trong mối quan hệ đa dạng, phức tạp của đời sống để kiếm tìm giá trị bền vững, quan tâm nhiều tới số phận cá nhân.

3. Bài tập
1. Văn học Việt Nam 1945 - 1975 gắn bó sâu sắc với khát vọng tự do, vận mệnh của dân tộc. Hãy chứng minh.
Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 luôn bám sát những sự kiện lịch sử liên quan đến vận mệnh của dân tộc, tương lai của đất nước và phản ánh khát vọng sống tự do của dân tộc.
- Các tác phẩm văn học ở thời kì 1945 - 1975 đều tâp trung phản ánh khát vọng tự do của dân tộc:
+ Diễn tà niềm vui của đất nước độc lập, dân tộc được tự do.
+ Nhân vật trung tâm của các tác phẩm văn học là những con người kết tinh những phẩm chất cao đẹp của dân tộc, là anh hùng của thời dại.
- Bước đi của Văn học Việt Nam ở thời kì 1945 - 1975 đồng hành với hành trình cách mạng của nước nhà, nội dung của các tác phẩm văn học luôn hướng vào vấn đề trọng tâm của thời đại, của đất nước: kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ để thống nhất đất nước.

+ Chặng đường đầu 1945 – 1954, văn học tập trung ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng với hình ảnh cả dân tộc đang trỗi dây trong niềm tự hào, say mê của một đất nước độc lập. Niềm vui ấy đã được thể hiện qua Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt của Tố Hữu, Ngọn quốc kì, Hội nghị non sông của Xuân Diệu...; Văn học chặng đường này gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến. Các tác phẩm văn học luôn hướng đại chúng, phản ánh súc mạnh của quần chúng, thể hiện niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến như Một lần tới thủ đô của Trần Đăng, Xung kích của Nguyễn Đình Thi. Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài...

+ Chặng đường thứ hai 1955 - 1964, văn học tập trung thể hiện nhiệm vụ cơ bản của hai miền Nam Bắc. Tập trung phản ánh hình ảnh người lao động, ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc như Mùa lạc của Nguyễn Khải, Gió lộng của Tố Hữu. Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên.... Nỗi đau chia cắt, khát vọng giải phóng miền Nam được thể hiện ở Quê hương của Giang Nam. Bài thơ Hắc Hải của Nguyễn Đình Thi, kịch Nổi gió của Đào Hồng Cẩm...

+ Chặng đường thứ ba 1965 - 1975, là thời kì cả dân tộc dốc sức cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì chủ đề bao trùm của văn học cũng là vấn đề lớn lao đó. Các tác phẩm văn học ở các thể loại đều tập trung ca ngợi tinh thần yêu nước và sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam như Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi. Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Mẫn và tôi của Phan Tứ, Ra trận của Tố Hữu, Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm...

2. Văn học Việt Nam giai đoạn 1975 đến hết thế kỉ XX là nên văn học trên đà đổi mới ở mọi phương diện. Hãy chứng minh.
- Ở ngay chặng đường sau 1975, một số nhà văn đã bộc lộ rõ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận đời sống và con người.
+ Nguyễn Trọng Oánh với Đất trắng: nhìn chiến tranh với đôi mắt hiện thực để thấy những tổn thất, cái giá phải trả cho cuộc sống hoà bình hôm nay (một trung đoàn bị xoá sổ, chính uỷ trung đoàn ra chiêu hồi).
+ Nguyễn Khải với Gặp gỡ cuối năm: Dùng thế giới của tâm hồn cũ để khẳng định sự thắng thế của lí tưởng mới.
+ Ma Văn Kháng với Mùa lá rụng trong vườn: phản sáng những nhược điểm của thời bao cấp.
- Chăng đường từ 1986 trở đi, Văn học Việt Nam thực sự bước vào thời kì đổi mới, đổi mới trên mọi phương diện theo hướng dân chủ hoá và mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc.
+ Đa dạng về đề tài, chủ để: phán ánh hiện thực đời sống phức tạp
+ Đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn: mở ra nhiều hướng tiếp cận con người và đời sống như Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, Cỏ lau, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu...
+ Con người được khám phá trong những mối quan hệ đa dạng, phức tạp, đặc biệt chú ý đến số phận cá nhân và thân phận con người như Bến không chồng của Dương Hướng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh...

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây