© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Nêu nội dung chủ yếu của các tác phẩm Văn học nước ngoài đã học

Thứ hai - 23/09/2019 13:12
1. Nêu nội dung chủ yếu của các tác phẩm Văn học nước ngoài đã học: “Đánh nhau với Cối xay gió”, “Chiếc lá cuối cùng”, “Cô bé bán diêm”, “Hai cây phong”, “Đi bộ ngao dư”, “ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”?2. Tóm tắt truyện ngắn “Người thầy đầu tiên” của tác giả Ai-ma- tốp.

1. Nội dung chủ yếu của các tác phẩm Văn học nước ngoài đã học: Đánh nhau với cối xay gió, Chiếc lá cuối cùng, Hai cây phong, Đi bộ ngao du, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
- Đánh nhau với cối xay gió: Phê phán những phẩm chất nực cười của Đôn Ki-hô-tê và người giám mã của ông ta, đồng thời ca ngợi một số phẩm chất tốt đẹp của họ, qua đó cho thấy cuộc sống của một lớp người mang danh hiệp sĩ dưới thời Trung đại ở Tây Âu.
- Cô bé bán diêm: Nêu cao lòng thương cảm đối với những mảnh đời bất hạnh, nhất là các em nhỏ.
- Chiếc lá cuối cùng: Thể hiện tình vêu thương cao cả, đức hi sinh quên mình để bảo tồn sự sống cho người khác.
- Hai cây phong: Thể hiện tình yêu quê hương tha thiết và niềm xúc động về câu chuyện người thầy đã vun trồng những ước mơ và hy vọng cho tuổi thơ.
- Đi bộ ngao du: Thể hiện tình yêu thiên nhiên và trân trọng những giá trị do thiên nhiên mang lại cho cuộc sống của con người.
- Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục: Truyện phê phán tính cách khoa trương, ngờ nghệch của một thương nhân thích làm sang qua đó mang lại tiếng cười sảng khoái cho người xem.

2. Tóm tắt truyện “Người thầy đầu tiên” của tác giả Ai-ma-tốp
Nội dung truyện ngắn “Người thầy đầu tiên” được đặt trong bối cảnh của một vùng quê hẻo lánh của nước Cộng hòa Cư-rơ-gư-xtan thuộc miền Trung Á vào những năm 20 của thế kỉ XX. Trong thời kì đó, trình độ phát triển về mọi mặt của vùng đất này còn rất hạn chế, tư tưởng phong kiến và gia trưởng còn rất nặng nề, phụ nữ bị coi thường, trẻ mồ côi bị rẻ rúng. Cô bé An-tư-nai mồ côi sống trong gia đình chú thím ở làng Ku-ku-rêu. Cô bé chẳng được học hành, hàng ngày chịu sự sai khiến và giám sát của bà thím. Đuy-sen được Đoàn thanh niên Cộng sản cử về làng để mở trường. Đuy-sen đã nhanh chóng cứu giúp những em bé ở nơi đây và đưa các em đến trường học. Bà thím ác nghiệt ép gã An-tư-nai cho một lão già. Lần này, An-tư-nai được thầy Đuy-sen cứu thoát và đưa lên tỉnh học, sau đó cô còn được lên học ở Mát-xcơ-va. Cuộc đời thay đổi đối với An-tư-nai, còn thầy Đuy-sen bây giờ đã già và chuyển sang làm nghề đưa thư.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây