© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Phân tích tâm trạng người tráng sĩ trong bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm.

Thứ tư - 07/06/2017 06:37
Thâm Tâm viết không nhiều, òng mất ớ tuổi ba mươi, cả đời thơ chọn lại chưa được hai chục bài. Nhưng nếu chọn mười bài thơ hay của giai đoạn “Thơ mới”, chắc chắn có Tống biệt hành.
Bài thơ mang một khí vị cổ xưa trong cách diễn đạt. Nhưng tình cảm của nó lại là vấn đề dương thời: cái buồn chung bế tắc có tính thời đại. “hành” là một thể thơ cổ, thời kì này ít được dùng. Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân là ba tác giả cũng là ba người bạn thân thiết vơi nhau, đôi lúc có dùng thể “hành” để viết những bài thơ bi phẫn, giọng thơ buồn nhưng rắn rỏi, tức tưởi. Có lẽ cũng do cái vẻ cổ kính “trang sĩ nhất khứ hề” của các bài “hành” ấy mà giới bút mực thời đó gọi nhóm thơ của Thâm Tâm là nhóm “áo bào gốc liễu” .

Vào thời giao thông đường bộ chỉ bằng con ngựa thì phương tiện chủ yếu của người dân là chiếc thuyền, cho nên sông nước đò giang mới có mặt nhiều trong thơ tiễn biệt thời xưa; từ “Phong tiêu tiêu hề Dịch thuỷ hàn” (Gió hiu hiu, nước sông Dịch lạnh) đến:
 
Đừng làm thuyền trên sông
Thuyền chở người biệt li
Đừng làm trăng trên sông
Trăng soi người li biệt.
 
Thời Thâm Tâm viết Tống biệt hành (1941), nước ta đã có nhiều ô tô, tàu hỏa. Cuộc tiễn đưa của Thâm Tâm chắc cũng ở một bến xe, một sân ga nào đó: Đưa người, ta không đưa qua sông. Nhưng cái nỗi niềm biệt li chồng chất từ bao nhiêu đời trong văn chương đã ngấm vào tác giả, để chính anh cũng ngạc nhiên: Sao có tiếng sóng ở trong lòng. Màu hoàng hôn trong mắt cũng tương tự như vậy. Tính ước lệ của nghệ thuật vẫn đủ sức gây xúc động cho người trong cuộc lẫn người đọc thơ. Mở đầu bằng ý thơ này. Thâm Tâm đã đạt được hai hiệu quả nghệ thuật: bài thơ vào ngay xúc cảm nội tâm, bất kể ngoại cảnh. Ý thơ hướng vào phân tích lòng người (sao có, sao đầy, trong lòng, trong mắt). Đồng thời tạo không khí thuận lợi cho những chữ cổ, hình ảnh xưa xuất hiện (li khách, chí nhơn, hơi rượu say). Tiếng sóng trong lòng, hoàng hôn trong mát thật ra đã thành biểu tượng của những nỗi lòng chia biệt thảng thốt xót xa, cho nên câu hỏi của Thâm Tâm đặt ra chỉ là một cách hành văn, bản chất nó là trần thuật, là giãi bày, nghi vấn chỉ để nhấn mạnh.
 
Đưa người, ta chỉ đưa người ấy
 
Câu thơ này dễ cảm thụ mà khó bình luận, Kẻ tiễn là ta, kẻ đi là người ấy. Không rõ sắc thai, tính chất của cuộc tiễn đưa này. Người đi bi phẫn Chí nhớn chưa về bàn tay không mà kẻ tiễn lại còn bi phẫn hơn. Hai câu, thơ Đưa người, ta chỉ đưa người ấyNgươi đi? Ừ nhỉ, người đi thực cho thấy một nỗi lòng thảng thốt, có xác định trước cho mình nỗi đau chia biệt nhưng vẫn cứ bàng hoàng. Bài thơ này có hai con người mà chỉ một tâm trạng. Và chỉ tâm trạng thôi. Cả bài thơ không một dòng miêu tả, chả ai biết sân ga, bến tàu ấy thế nào, cũng không một dòng tự sự: đi đâu, làm gì, cảnh ngộ, gia quyến cứ lơ mơ. Nhưng tình cảm thì rật rõ, rất mãnh liệt và từ tình cảm ấy mà đoán ra hoàn cảnh. Đấy là bút pháp lớn của nhà thơ.
 
Nguyễn Du viết trên ba nghìn câu Kiều, diễn đạt biết bao diễn biến của nỗi lòng cô Kiều, nhưng không thấy câu nào ông tả cô Kiều đang làm việc gì. Không phải là nhà thơ không yêu lao động và cô Kiều, con nhà thường thương bậc trumg, cố nhiên cũng biết cất nhắc làm lụng. Nhưng diễn đạt nội tâm, khám phá tình cảm mới là chỗ tinh diệu của nhà thơ. Chúng ta, ít lâu nay, thích phản ánh hiện thực xã hội nên thơ nói giỏi, kể nhiều mà ít khám phá lòng.ngươi...Đọc thơ mà chỉ để biết việc thì đọc báo, nhanh và chính xác hơn..Cái sự tách bạch ta chỉ đưa người ấy không mang lượng thông tin nào, vì có ai trách ông còn đưa thêm người nào khác đâu, nhưng câu thơ còn mang một lượng tâm hồn: người tiễn chỉ biết có người đi, họ là tất cả với nhau, xung quanh là vô nghĩa. Trong cái ngang tàng này là nỗi xót đau ra đi là hết rồi. Nói năng hùng dũng, bất cần đời nhưng lòng rất cô đơn, yếu đuối. Cô đơn yếu đuối quá mới hóa ra phẫn:
 
Li khách! Li khách! Con đường nhỏ,
Chí nhớn chưa về bàn tay không,
Thì không bao giờ nói trở lại!
 
Chí nhớn mà đường nhỏ, cuộc đi chưa thấy có căn cứ gì cho nghiệp lớn, ngoài sự hăng hái tinh thần. Nguyễn Bính, giai đoạn này, có bài Hành phương nam, cũng hăng hái lên đường lắm, dù chẳng biết sẽ đi đâu, đến đâu:
 
Giày cỏ, gươm cùn ta đi đây.
 
Phảng phất chất tráng sĩ của Đông Ki-sốt. Buồn cười mà ứa nước mắt. Li khách! Li khách! Hai từ chừ Hán trang nghiêm gợi nhớ đến những giáp trụ, yên cương của một thứ Kinh Kha cuối mùa “nhất khứ hề bất phục hoàn” (một đi không trở lại) nào đấy. Cho nên cái Chí nhớn chưa về bàn tay không ấy nó thiêng liêng một cách xót thương, nó không gợi được lòng tin nhưng gợi được sự cảm thông.
 
Từ cái ý chí Ba năm, mẹ già cũng đừng mong, ta biết được gia cảnh của người ấy. Anh có mẹ già, một chị, hai chị và đứa em gái nhỏ. Thì ra mình anh là nam nhi, rường cột của cái gia đình ấy. Người ra đi có vẻ hào hùng, hăng hái là thế nhưng thật ra người buồn, buồn từ chiều hôm trước, buồn cả sáng hôm nay. Người buồn với chị, hai chị đã khóc nhiều rồi, còn dòng lệ sót khóc nốt tiễn đưa em. Hai chị muộn mằn như sen cuối hạ, một bông, hai bông. Con số đếm ở đây là lẫn sen với chị, chứ ai lại đếm chị. Đếm sen vì sen cuối mùa thưa thớt quá, vừa đếm vừa phải tìm một bông... hai bông, có thế thôi. Một chị, hai chị là đếm sen mà nghĩ đến phận chị, câu thơ nói tắt, tạo được ý lạ. Dùng chữ sót xác định giọt lệ chị thương em, cho thấy hết nỗi nhọc nhằn trong đời chị. Bây giờ mùa hạ sen nở nốt. Câu thơ mới đọc như không dính vào đâu (cũng giống như câu Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay), vì mạch thơ đang tả vào tâm trạng bỗng nhảy ra nói chuyện thời tiết.
 
Những đột biến ấy tạo thêm bình diện cho bài thơ và người đọc thích thú thấy những biến hóa nội tâm. Biến hóa mà không rối vì chi tiết đột biến ấy đã được phát triển và đồng hóa vào bài. Mùa hạ sen nở nốt đã dẫn đến Một chị, hai chị cũng như sen, và vì nở nốt mới gọi tới dòng lệ sót. Ở đoạn dưới, Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay đã tạo ấn tượng ngây thơ đôi mắt biếc của đứa em. Chị lận đận quá thì, em ngây thơ vô tội, mẹ già “nắng ngả cành dâu”, cảnh ấy đủ bịn rịn ngậm ngùi cho người đi, tưởng chẳng thể nào đi được. Thế mà:
 
Người đi? ừ nhỉ, người đi thực!

Việc đời như trò đùa, như chiêm bao. Hai chữ ừ nhỉ giữa câu thơ này chứa đựng cả một quá trình, trong nó có sự bừng tỉnh, lại có nỗi thẫn thờ, một hối tiếc, một cam chịu. Mở đầu bài thơ là nỗi lòng người đưa tiễn, việc ra đi xác định mười mươi rồi, sao đến cuối này còn ừ nhỉ, người đi thực! Bởi vì lòng người tiễn vẫn cứ hi vọng, một hi vọng rất mong manh, là đến phút cuối, có thể vì một lẽ nào đó, cuộc ra đi không có nữa. Niềm hi vọng này vì không nói ra, coi như không có, mọi sự chuẩn bị tâm lí đều dành cho sự đi. Nhưng khi sự đi ấy tới, vẫn cứ thảng thốt. Hai chữ ừ nhỉ lật lại cả cái chí nhớn, một đi không trở lại trên, nó chẳng có gì là đáng tự hào, nó là việc bất đắc dĩ. Ở lại thì bế tắc, nhưng ra đi chưa thấy gì là tươi sáng, nó tự nhủ bằng cái vẻ bi hùng của Kinh Kha bên sông Dịch thì cũng chẳng lừa được chính mình. Mấy câu thơ kết, lòng người như sụp xuống, cả kẻ tiễn lẫn người đi. Tuyệt vọng đến hư vô. Buồn quá hóa bi phẫn:
 
Em thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hụt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.
 
Bốn câu kết đã là cao trào xúc cảm của bài thơ. Cái éo le lắt léo của canh ngộ, quy luật khắt nghiệt của cuộc đời, nỗi buồn thương chua chát của người trong cuộc đều hội tụ ở đây. Có thêm một đoạn nào nữa chỉ làm bài thơ non đi.
 
Bài thơ thống nhất một trạng thái cảm xúc từ câu đầu đến câu cuối. Nhưng sự thống nhất lại sinh ra từ những tình thế đối lập gay gắt trong cảnh ngộ, trong tâm lí. Cái thái độ một giã gia đình, một dửng dưng cố che dậy, cố giấu nỗi xót thương mẹ già em dại, hai chị lỡ làng. Ba câu cuối cùng nói như buông xuôi, như nhẹ nhõm để nén một tiếng gào.
 
Cái cảm giác tức tưởi của bài thơ càng dồn xuống lại càng bật lên. Âm điệu rắn rỏi của thể thơ càng thêm sự bùi ngùi của tình huống. Cái tên bài thuần chữ Hán cùng các từ ngữ cổ kính, trang trọng đối chiếu với cuộc đi của đời thực, với diễn biến của tâm trạng, chỉ như một sự an ủi nhỏ nhoi, càng làm ta xót thương. Những yếu tố đó đã làm Tống biệt hành thành bài thơ hay và đầy vẻ lạ lùng so với các bài thơ cùng thời.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây