© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Phân tích vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của hình tượng sông Đà và Sông Hương

Thứ năm - 19/12/2019 12:58
Hướng dẫn: Phân tích vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của hình tượng sông Đà và Sông Hương qua 2 bài tuỳ bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
1. Giới thiệu
- Hình ảnh dòng sông trong văn chương: Được khai thác ở rất nhiều phương diện từ vẻ đẹp của cảnh quan đến ý nghĩa lịch sử, từ những rung động mà sông có thể gợi ra trong tâm hồn người đến sắc màu văn hoá hội tụ trong nó.
- Là 2 nhà văn cách mạng, sông gắn bó với quê hương đất nước và cả niềm say mê với những vẻ đẹp của đất nước quê hương, Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có sự gặp gỡ trong cảm hứng để rồi lại có những đóng góp, khám phá riêng khi thể hiện vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông đất nước trong 2 hình tượng sông Đà (Người lái đó sông Đà) và sông Hương (Ai đã đặt tên cho dòng sông?).

2. Phân tích
a. Khái niệm “vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình”
- “Thơ mộng”, vẻ đẹp gợi lên những cảm xúc đẹp đẽ, cảm giác dịu dàng những ước mơ lãng mạn.
- “Trữ tình”: Biểu hiện những ý nghĩ, xúc cảm, tâm trạng riêng của con người trước cuộc sống.
- “Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình”: vẻ đẹp thi vị, có khả năng khơi gợi những cảm xúc lãng mạn được miêu tả để biểu hiện những cảm xúc, tình cảm của nghệ sĩ trước cuộc sống.

b. Điểm gặp gỡ và nét riêng trong cảm hứng, mục đích và cách thức của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường khi miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà và sông Hương.
- Cảm hứng: cả 2 nhà văn đều có niềm say mê tìm kiếm và khẳng định vẻ đẹp của con sông như một vẻ đẹp của quê hương đất nước mình song với Nguyễn Tuân, sông Đà là con sông của quê hương đất nước, của miền đất Tây Bắc mà nhà văn yêu mến, còn với Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương lại có mối quan hệ máu thịt khi nó gắn với Huế, quê hương của chính nhà văn.
- Mục đích: Nguyễn Tuân hướng tới khảng định vẻ đẹp độc đáo của con sông Tây Bắc còn Hoàng Phủ Ngọc Tường lại suy tư và xúc động đến bâng khuâng khi tìm trong chính sông Hương câu trả lời cho câu hỏi: Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Cách thức: Đều nhìn sông như một con người có tâm hồn, tính cách và đời sống riêng, song sông Đà của Nguyễn Tuân có sự da dạng trong tính cách (vừa như một hung thần, lại vừa như một mĩ nhân, vừa hung bạo lại vừa hiền hoà và say đắm) còn sông Hương dù có một đời sống nội tâm phong phú và đầy vận dộng song luôn thống nhất ở chất nữ tính. Đều kết hợp mô tả và biểu hiện cảm xúc, rung động thẩm mĩ riêng. Đều kết hợp quan sát với huy động vốn hiểu biết về các phương diện văn hoá, lịch sử, sinh hoạt và phong tục để tạo nên sức thuyết phục của ngòi bút miêu tả.

c. Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà và sông Hương
c. 1. Sông Đà
- Diện không gian được mô tả:
+ Diện rộng: không gian Tây Bắc thơ mộng và tươi đẹp được nhìn từ trên cao, vào mùa xuân và bằng tâm thế của một cổ nhân lâu ngày gặp lại, một “tình nhân chưa quen biết”.
+ Diện hẹp: bờ bãi sông Đà ở nơi địa hình bằng phẳng và ít có sự tác động của bàn tay con người.
- Cảnh sắc thiên nhiên: được mô tả ở nhiêu góc độ như màu sắc, âm thanh, hình ảnh... vói sự kết hợp của yếu tố thực và yếu tố tưởng tượng, của quan sát và rung động, chiêm nghiệm.
- Không khí: Tĩnh lặng và huyền ảo như một bờ tiền sử, như một nỗi miền cổ tích tuổi xưa.
- Cốt cách, tâm hồn của con sông:
+ Vẻ hiền hoà trong nhịp sống, nhịp vận động khi cùng con thuyền êm trôi giữa đôi bờ cỏ hoa hoang dại.
+ Vẻ mơ mộng, đa cảm khi vừa gắn bó thắm thiết với vùng đất vừa đi tới (lắng nghe giọng nói êm êm của người xuôi) vừa không nguôi thương nhớ những vùng đất nó đã đi qua (dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc).
- Kết quả: bức tranh sông Đà thơ mộng trữ tình hiện lên như một bức bích họa rất gợi cảm và giàu tính thẩm mĩ.
c.2. Sông Hương
- Diện không gian: trải ra theo chiều dài của sông Hương từ điểm khởi nguồn giữa lòng Trường Sơn, không gian châu thổ vùng Châu Hoá cho đến không gian kinh thành Huế. Mỗi khoảng không gian với đặc điểm địa lí cụ thể của nó đều mang lại cho sông Hương những vẻ đẹp riêng.
- Cảnh sắc thiên nhiên: luôn thay đổi qua từng khoảng không gian cụ thể nên vô cùng phong phú và gợi cảm. Có bóng cây dại ngàn uy nghi, có đáy vực sâu thẳm, có ghềnh thác mạnh mẽ, có dạm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng, có thềm đất bãi, có vùng lăng tẩm giữa mây trời và rừng thông, có nhiều bến bãi, cồn đảo và những nhánh sông đào...
- Những sắc màu văn hoá: đa dạng, phong phú song mang một chiều sâu riêng. Từ âm nhạc, thi ca, những huyền thoại xa xưa cho đến những nét riêng trong phong tục và sinh hoạt đều tạo thành một cốt cách riêng của nền văn hoá Huế.
- Cốt cách tâm hồn của sông: trong cách nhìn riêng của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương “quả thực là Kiều, rất Kiều” - nghĩa là không chỉ xinh dẹp, tài hoa mà còn rất mực đa tình. Hành trình của sông Hương là hành trình tìm kiếm người tình mong đợi. Sông Hương và thành phố của nó là một vang bóng trong thời gian hình tượng cặp tình nhân lí tưởng trong “Truyện Kiều”. Mọi trạng thái cảm xúc, tâm hồn của sông đều gắn với cuộc tìm kiếm ấy, mối quan hệ ấy khiến hình tượng sông Hương càng trở nên gợi cảm hơn.

d. Đánh giá chung
- Thành công: sóng Đà và sông Hương hiện lên trong những trang văn không chỉ là con sông địa lý vô tri mà là một sinh thể, một con người vừa có diện mạo xinh đẹp, vừa có tâm hồn sâu lắng, phong phú.
- Có được thành công ấy là nhờ vốn trí thức phong phú, năng lực quan sát tinh tường, trí tưởng tượng và năng lực sáng tạo dồi dào ở 2 người nghệ sĩ. Đóng góp của Nguyễn Tuân là chạy đua với tài của tạo hoá để tái hiện lại hình ảnh con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Đóng góp của Hoàng Phủ Ngọc Tường là làm sống dậy một hình tượng riêng của con sông xứ Huế - rất Huế ở cả diện mạo, cốt cách văn hoá và bề dày lịch sử mà nhìn từ góc độ nào cũng chan chứa chất thơ.

c. Kết luận
- Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà và sông Hương vừa làm phong phú vốn hiểu biết, vừa bồi đắp tình yêu quê hương đất nước lại vừa nâng cao năng lực thẩm mĩ cho người đọc.
- Với những đóng góp bằng tài năng và tâm hồn qua việc xây dựng hình tượng sông Đà và sông Hương, Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khảng định vị trí không dễ vượt qua ở thể loại tuỳ bút và ở mảng đề tài về vẻ đẹp của quê hương đất nước.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây