© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Trả lời câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 9 trang 130

Thứ tư - 04/10/2017 06:02
“Đêm nay rừng hoang sương muối ….Đầu súng trăng treo”.
Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy?.
a. Hướng dẫn tìm hiểu

Ba câu thơ kết thúc bài miêu tả về khung cảnh nào: thòi gian, không gian, cảnh vật, con người? Tác giả đã sử dụng biện pháp gì để xây dựng nên hình ảnh đó? Với những chi tiết cụ thể sinh động ấy thường gợi cho người đọc những liên tưởng gì?

b. Gợi ý trả lời

Câu thơ mở ra một không gian hoang vu, lạnh lèo của núi rừng Việt Bắc với thời tiết vô cùng khắc nghiệt: “sương muối” - Một chi tiết, một hiện thực được tái hiện một cách chân thật nhất. Đỏ là những ngày tháng quân và dân ta phải chiến đấu, vật lộn với tất cả những gian khổ, hiểm nguy, khắc nghiệt của núi rừng Việt Bắc. Cái rét đến thấu da, cộng thêm sự hoang vu, cái buốt đến tận xương tủy vì sương muối làm cho cảnh vật lạnh lẽo đến ghê người. Nhưng tất cả sự nghiệt ngã ấy của hoàn cảnh cũng không thể ngăn cản được ý chí của ngươi chiến sĩ. Sức mạnh của tình đồng đội đã sưởi ấm tâm hồn họ, xua đi cái buốt giá của thời tiết để họ tự tin “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Một sự kiên gan, sự đối chọi với thử thách. Ngòi bút hiện thực của tác giả trở nên sắc sảo khi lựa chọn những chi tiết hết sức tiêu biểu, rất giản dị nhưng đủ để dựng lên cả hiện thực khắc nghiệt của thời chiến. Nhưng trên nền hiện thực ấy, chất lãng mạn, chất thơ bỗng thăng hoa, bay bổng tạo nên một câu thơ tuyệt bút: “đầu súng trăng treo” - một sự sáng tạo đầy bất ngờ, thú vị.

Không gian với cái lạnh buốt, hoang vu của sương muối, rừng đêm trở nên huyền ảo với ánh sáng rực rỡ của ánh trăng. Nhưng không phải là ánh trăng mênh mang, cao vời vợi, mò mờ ảo ảo mà là ánh trăng rất thực “treo trên đầu mũi súng”. Súng và trăng, cứng rắn và dịu hiền, chiến sĩ và thi sĩ sao lại quyện với nhau đẹp đến thế. Một câu thơ bốn tiếng thôi nhưng đủ làm sáng lên ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc của anh bộ đội cụ Hồ. Người lính của thòi kháng chiến chống Pháp không chỉ đẹp ở ý chí kiên cường, sự dũng cảm gan dạ bất chấp mọi khốc liệt của chiến tranh mà còn ở chất thơ, chất lãng mạn và lạc quan trong tâm hồn. Dù phải chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, nguy nan, cái chết luôn rình rập “gươm kề tận cổ, súng kề tai” nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời, vẫn hướng về ánh sáng huyền diệu của vầng trăng hoà bình.

c. Mở rộng kiến thức

Bút pháp hiện thực và lãng mạn luôn hoà quyện là nét điển hình trong; thi ca thời chống Pháp. Quang Dũng cũng từng có những câu thơ vừa có chất hiện thực khắc nghiệt vừa lung linh màu sắc lãng mạn trong tâm hồn những chàng trai thủ đô mặc áo lính:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc 
Quân đi màu lá giữ oai hùng 
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới 
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây