© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Viết bài tập làm văn số 7, văn nghị luận, đề số 2, ngữ văn 10

Thứ tư - 22/03/2017 00:15
Có ý kiến cho rằng: "Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính". Anh (chị) thấy ý kiến này như thế nào?.
 Trong cuộc sống có những phong tục tập quán tốt đẹp tồn tại song song với con người làm cho nó trở nên lành mạnh và trong sạch hơn. Ngoài ra, bên cạnh đó còn có sự tồn tại và phát triển không ngừng những tập quán xấu.
 
Nếu chúng ta không biết tự làm chủ bản thân thì những thói xấu ấy sẽ điều khiển chúng ta một cách dễ dàng. Những tập quán xấu hay thói xấu luôn có sự cuốn hút mãnh liệt, nó bắt đầu đến từ từ và thoáng qua trong tâm trí như một người khách qua đường dễ quên sau đó trở thành người thân thiết và cuối cùng trở thành người điều khiển chuyên nghiệp làm ảnh hưởng xấu đến đời sống và xã hội nên có ý kiến cho rằng: “Những thói xấu ban đầu chỉ là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà, kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính”.
 
Thật vậy, cuộc sống con người không thể thiếu những phong tục tập quán hằng ngày, không thể thiếu những ước muốn, nhu cầu giải trí, cơ sở vật chất để phục vụ bản thân và trong một số đó là sự bắt nguồn, là cơ sở ban đầu cho những tập quán xấu xuất hiện và tồn tại sau đó. Tóm lại, nguyên nhân chủ yếu làm cho thói xấu ra đời đó là con người, do sự ham muốn nhất thời làm thỏa mãn bản thân nhưng lại vượt quá giới hạn, con người đã tạo ra hàng loạt những thói xấu như: uống rượu, cờ bạc, hút chích... và nhiều chất kích thích, nguy hiểm đối với con người và xã hội như: ma túy, rượu chè, thuốc lá...
 
Tưởng chừng con người tạo ra những thói xấu ấy chỉ với mục đích giải trí, nhưng họ không ngờ đã đem lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, gia đình, xã hội và có thể cướp đi tính mạng của chính họ. Những thói xấu ấy lúc đầu gần như chỉ thoáng qua một cách vô tình, chỉ là người khách qua đường bình thường không có quan hệ thân thiết với nhau, gặp rồi quên ngay nhanh chóng, là người khách gặp gỡ tình cờ.
 
Nó không đến một lúc mà đến từ từ, tình cờ khiến cho ta không quan tâm, nếu không thể kiềm chế thì đến khi thói xấu trở thành nhu cầu thường xuyên, cần thiết thì thật khó có thể dứt bỏ vì chính nó đã “trở thành người bạn ở chung nhà”. Cho đến khi thân thuộc như người thân, nó sẽ trở thành "một ông chủ nhà khó tính", một ông chủ với sự điều khiển chuyên nghiệp, sai bảo chúng ta hết sức khắc nghiệt biến ta từ chủ sang nô lệ. Nếu chúng ta làm trái ý thì ông chủ này có thể quyết định sự sống còn của ta trong lúc đó, chi phối mọi người trong nhà và sẵn sàng trừng phạt nếu không nghe lời.
 
Ví dụ: từ một học sinh chăm ngoan vì một lí do gì đó bạn không thuộc bài, bài kiểm tra điểm kém và bạn đã nói dối mẹ. Một lần khác, để mẹ được vui bạn đã lỡ mở vở quay cóp trong giờ kiểm tra và sẽ không có thêm lần nữa, nhưng vì sự mê muội ham muốn, lười biếng trong bạn ngày càng dâng cao cuối cùng lại tái phạm nhiều lần nữa. Cho đến khi vào đại học do mất căn bản bạn đâm ra chán nản bỏ bê, cúp tiết rồi bị bạn bè rủ rê lôi kéo và sử dụng ma túy một lần, lúc đầu chỉ làm bạn qua đường, thoáng qua, thỉnh thoảng lại xuất hiện như vô tình, cuối cùng bạn không thể dứt bỏ vì nó đã thân thiết đến khi bạn không làm chủ được nữa, phải lệ thuộc vào nó.
 
Để thỏa mãn cơn nghiện bạn đã ăn cắp tiền gia đình, trộm cướp, giành giật nhằm thỏa mãn ham muốn. Kết quả là bạn trở thành một phần tử của tệ nạn xã hội ngày càng sa đọa cho đến khi bạn chết đi. Ví dụ trên có thể xem là một mắt xích di truyền những thói xấu, từ lúc đầu bạn không ngăn chặn, điều khiển để loại bỏ ra cơ thể mình thì về sau không còn lối thoát cho bản thân.
 
Thói quen xấu luôn điều khiển con người, để thỏa mãn nó con người bất chấp hậu quả, dù phải dùng mọi thủ đoạn xấu xa đê hèn. Nếu không biết khắc phục bạn sẽ từ thói xấu này dẫn đến nhiều thói xấu khác, thói xấu càng nhiều thì càng phải tử mạng vì nó là "một ông chủ khó tính".
 
Thông thường thì những thói xấu hay những hành động sai trái dễ thực hiện hơn nhiều so với những điều tốt. Trong xã hội chúng ta không thể thoát khỏi những thói xấu nhưng ta có thể loại bỏ nó ngay từ đầu bằng ý chí bản thân, đẩy lùi nó để ta trở thành “ông chủ” điều khiển lại nó, buộc nó phải mất đi.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây