© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Vật lí 6, Bài 30. Tổng kết chương II: NHIỆT HỌC

Thứ năm - 24/01/2019 22:58
Giải bài tập Vật lí 6, Bài 30. Tổng kết chương II: NHIỆT HỌC. Hệ thống lí thuyết cần nhớ và giải bài tập vận dụng sách giáo khoa.
I. ÔN TẬP
1. Thể tích của hầu hết các chất tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm.
 
2. Trong các chất, chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
 
3. Thí dụ về sự nở vì nhiệt khi bị ngăn cản gây ra một lực rất lớn: rót nước sôi vào cốc thuỷ tinh dày.
 
4. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
- Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.
- Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ của cơ thể.
- Nhiệt kế thuỷ ngân dùng để đo nhiệt độ trong phòng thí nghiệm.
 
5. Xem sơ đồ tr.89 SGK.
 so do ran long khi
Điền vào đường chấm chấm trong sơ đồ tên gọi của các sự chuyển thể ứng vói các chiều mũi tên.
(1)... Nóng chảy ; (2)... Bay hơi;
(3) ... Đông đặc ; (4)... Ngưng tụ .
 
6. Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì không giống nhau.
 
7. Trong thòi gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn không thay đổi mặc dù ta vẫn tiếp tục đun.
 
8. Các chất lỏng không bay hơi ở cùng nhiệt độ xác định. Các chất lỏng bay hơi ở bất kỳ nhiệt độ nào. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích mặt thoáng và gió.
 
9. Ở nhiệt độ sôi thì dù chất lỏng được tiếp tục đun, nhiệt độ của chúng vẫn không đổi. Ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả trên mặt thoáng lẫn trong lòng chất lỏng.
 
II. VẬN DỤNG
1. Chọn cách sắp xếp đúng: c. Rắn - lỏng - khí.
 
2. Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ nước đang sôi là: c. Nhiệt kế thuỷ ngân.
 
3. Xem hình 30.1.
hinh 30 1
Đường ống dẫn hơi phải có những đoạn uốn cong để khi có hơi nóng chạy qua ống, ống có thể nở dài mà không bị ngăn cản.
 
4. Xem bảng 30.1.
bang 30 1
a) Chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất: sắt.
b) Chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất: rượu.
c) Có thể dùng nhiệt kế rượu để do nhiệt độ thấp tới -500C vì ở nhiệt độ này rượu vẫn ở thể lỏng. Không thể dùng nhiệt kế thuỷ ngân để đo nhiệt độ này vì ở nhiệt độ này thuỷ ngân đã đông đặc.
 
5. Bình đã đúng. Chỉ cần để ngọn lửa nhỏ đủ để cho nồi khoai tiếp tục sôi là đã duy trì được nhiệt độ của nồi khoai ở nhiệt độ sôi của nước.
 
6. Xem hình 30.3.
hinh 30 3
a) - Đoạn BC ứng với quá trình nóng chảy.
- Đoạn DE ứng với quá trình sôi.
b) - Trong đoạn AB ứng với nước đang tồn tại ở thể rắn.
- Trong đoạn CD ứng vói nước tồn tại ở thể lỏng và hơi.
 
III. Ô CHỮ
- Hàng ngang:
1. Nóng chảy.
2. Bay hơi.
3. Gió.
4. Thí nghiệm.
5. Mặt thoáng.
6. Đông đặc.
7. Tốc độ.
- Từ hàng dọc: NHIỆT ĐỘ
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây