© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Âm nhạc 8 tiết 10

Thứ năm - 15/09/2016 21:43
Ôn tập bài hát: Tuổi hồng

Ôn tập: Tập đọc nhạc: TĐN số 3

Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát Bóng cây kơ-nia
I- Mục tiêu
 
• HS ôn tập bài Tuổi hồng và Hãy hót, chú chim nhỏ hay hót để hát và đọc nhạc thuần thục hơn.
 
• HS có hiểu biết sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
 
II- Giáo viên chuẩn bị
 
• Nhạc cụ quen dùng.
 
• Đàn và hát thuần thục bài Tuổi hồng và Hãy hót, chú chim nhỏ hay hót.
 
• Máy nghe và băng nhạc một số bài hát của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Nếu không, có thể tập trình bày một vài bài hát sau:
 
Thuyền và biển
 
(Trích)
Nhạc: PHAN HUỲNH ĐIỂU
Trích thơ: XUÂN QUỲNH
 
Nhớ ơn Bác
 
III-      Tiến trình dạy học
  
HĐ của GV Nội dung HĐ của HS
GV ghi lên bảng 1. Ôn tập bài hát
TUỔI HỒNG
HS ghi bài
GV đệm đàn và hướng dẫn GV đệm đàn cho HS trình bày lại bài hát. GV sửa những chỗ sai nếu có. HS thực hiện
GV kiểm tra Kiểm tra trình bày bài hát của một số em. HS lên kiểm tra
GV ghi lên bảng 2. Ôn tập Tập đọc nhạc
HÃY HÓT, CHÚ CHIM NHỎ HAY HÓT
HS ghi bài
GV trình bày GV đệm đàn, đọc nhạc và hát lời. HS lắng nghe để tự điều chỉnh. HS lắng nghe
GV chỉ định và nhận xét Lần lượt từng tổ trình bày bài TĐN số 3, GV nhận xét hoặc cho điểm tượng trưng. HS thực hiện
GV kiểm tra Kiểm tra một số HS. HS lên kiểm tra
GV ghi lên bảng 3. Âm nhạc thường thức
NHẠC SĨ PHAN HUỲNH ĐIỂU VÀ BÀI HÁT BÓNG CÂY KƠ-NIA
HS ghi bài
GV hỏi, rồi đánh - Trong sách âm nhạc lớp 6, có một HS trả lời: Bài
giá, cho điểm bài hát của nhạc sĩ Phan Huỳnh Ngày vui mới
  Điểu. Em nào có thể cho biết tên và hát một đoạn trong bài? (phần phụ lục)
GV yêu cầu - GV yêu cầu HS tự nghiên cứu HS tự nghiên cứu
  phần âm nhạc thường thức (3 sách giáo khoa.
  phút), sau đó giới thiệu vài nét 2-3 em trình bày
  chính về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu kết quả.
  theo cảm nhận của các em. HS ghi nét chính
GV kết luận GV tổng hợp các ý kiến:
 
NS Phan Huỳnh Điểu có thời gian sáng tác âm nhạc rất dài, từ trước 1945 đến nay. Bài hát Con chim hay hót của ông vừa được giải trong cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi, năm 2002.
 
NS Phan Huỳnh Điểu thành công vói những ca khúc của cả thiếu nhi và người lán, âm nhạc của ông có đặc điểm là trau chuốt và trữ tình.
HS nghe và cảm nhận
GV điều khiển Cho HS nghe băng nhạc một số bài hát của ông hoặc GV trình bày một  
  vài đoạn trích. HS có thể hát hoà
GV điều khiển GV mở băng hoặc đệm đàn, trình bày bài hát Bóng cây Kơ-nia. theo.
 
 Lưu ý giáo viên
 
Giới thiệu Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu
 
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu hoạt động âm nhạc từ những năm đầu của thập kỷ bốn mươi, nhưng chỉ từ những ngày sôi động của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, hoạt động âm nhạc của ông mới thực sự có ý nghĩa. Bắt đầu với bài hát Đoàn Vệ quốc quân khoẻ khoắn, rắn rỏi, thúc giục mà tha thiết, tiếp sau đó ông sáng tác tương đối đều đặn để phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc. Phan Huỳnh Điểu thuộc thế hệ nhạc sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Cho đến nay những bài hát của ông vẫn làm xúc động người nghe qua số lượng bài hay có khá nhiều. Điều đó chứng tỏ ông là một nhạc sĩ tài năng, nhạy cảm và rung động với cuộc sống. Nổi bật trong những tác phẩm âm nhạc của Phan Huỳnh Điểu là âm điệu trữ tình, yêu đời và duyên dáng.
 
Trong lời giới thiệu cho tập ca khúc Tình trong lá thiếp của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu xuất bản năm 1963, nhà thơ Tế Hanh- người bạn của nhạc sĩ- đã viết: “cùng với thời gian và quyết tâm, Phan Huỳnh Điểu sẽ còn nhiều tiến bộ và chúng ta còn được thưởng thức nhiều bài hát, bản nhạc sâu đậm, thấm thía hơn”. Đứng vậy, sau kết quả của giai đoạn sáng tác ấy, ông còn viết thêm nhiều ca khúc tràn đầy hơi thở và tình yêu cuộc sống.
 
Phan Huỳnh Điểu sinh ngày 11.11.1924 tại Đà Nẵng- mảnh đất kiên trưng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, ông hoà mình vào không khí sôi động, khẩn trương của nhân dân Đà Năng đấu tranh chống giặc Pháp trở lại xâm chiếm Nam Bộ. Ông gia nhập quân đội, công tác ở liên khu V và sáng tác âm nhạc tương đối đều đặn. Các tác phẩm của Phan Huỳnh Điểu thể hiện niềm tin và ước vọng vào thắng lợi của dân tộc, trong những ca khúc Nhớ ơn Hồ Chủ Tịch (1952), Chúng ta yêu mến hoà bình (1954), Quê tôi miền Nam (1954)...
 
Hoà bình lập lại, Phan Huỳnh Điểu cùng nhiều văn nghệ sĩ miền Nam tập kết ra Bắc. Không khí khẩn trương xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là nguồn cảm hứng mới cho nhiều sáng tác của nhạc sĩ. Cũng như trước đó, hình ảnh Bác Hồ kính yêu và Đảng quang vinh đã hoà quyện một cách tự nhiên vào hình ảnh quê hương đất nước trong tác phẩm của ông. Nỗi nhớ thương quê hương cũng bộc lộ rõ nét qua ngôn ngữ âm nhạc giàu chất trữ tình, thiết tha của Phan Huỳnh Điểu.
 
Có thể nói, ngay từ sáng tác đầu tiên, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã xây dựng cho mình một phong cách riêng, đầy chất trữ tình. Ngay trong những ca khúc viết ở thể loại hành khúc, tính chất này cũng đậm nét. Từ bài Đoàn Vệ quốc quân (1945), đến Cuộc đời vẫn đẹp sao (1971- thơ Dương Hương Ly), Hành khúc ngày và đêm (1972- thơ Bùi Công Minh)... Với những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu cũng nhìn nhận theo quan điểm riêng, ông cho rằng dù với đề tài đó, tại sao không thể hiện được qua những bài hát tình cảm. Ông đã suy nghĩ và sáng tạo theo con đường đó và đã thành công cũng như giữ được phong cách của riêng mình.
 
Nổi bật nhất trong sáng tác của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu là những ca khúc viết về đề tài tình yêu. Những bản tình ca của ông về tình yêu đôi lứa luôn hoà quyện với bản tình ca hào hùng của đất nước, những mối tình riêng gắn bó trong tình cảm chung của dân tộc. Tình yêu trong tấm lòng nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu nhiều khi chỉ là một cảnh sắc quê hương, từ một ngọn gió đêm hè, đến những con người ông đã gặp. Với quan niệm sáng tác bài hát trữ tình cũng là một yêu cầu chính đáng như bao loại bài hát khác, ông có những đòi hỏi khắt khe trong những bài viết về chủ đề này. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu có nhiều thành công để chứng minh cho quan niệm ấy của mình. Một loạt những ca khúc trữ tình ra đời, âm vang của nó vẫn luôn làm xúc động người nghe, qua các bài như Tình trong lá thiếp (1955), Ta sẽ cưới nhau (1955), Những ánh sao đêm (1962), Bóng cây Kơ- nia (1972), Anh Ở đầu sông em cuối sông (1978- thơ Hoài Vũ), Sợi nhớ sợi thương (1978- thơ Thuý Bắc), Quảng Nam yêu thuơng (1980), Thuyền và biển (1981- thơ Xuân Quỳnh)...
 
Đặc điểm ngôn ngữ âm nhạc của Phan Huỳnh Điểu là đậm chất trữ tình, duyên dáng mà tha thiết. Nó thể hiện sự rưng cảm sâu sắc giữa người nghệ sĩ với cuộc sống của nhân dân, ở đó có những con người đang hăng say lao động để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong bút pháp sáng tác của mình, nhạc sĩ cũng là người có ý thức sử dụng vốn âm nhạc truyền thống và ông đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu còn là tác giả những bài hát đáng yêu viết cho tuổi thiếu niên, nhi đồng như Nhớ ơn Bác, Đội kèn tí hon, Những em bé ngoan, Ngày vui mới, Sóng biển rì rào, Vui đón năm học mới.. .Năm 2002, ông gửi hai sáng tác mới cho thiếu nhi là bài Con chim hay hót (lời đồng dao) và Nu na nu nống (lời đồng dao) hưởng ứng cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi, cả hai bài đều được giải.
 
Qua những sáng tác ca khúc của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, mọi người nhận ra rằng, càng về sau, tác phẩm của ông càng trữ tình, tha thiết hơn. Trái tim người nghệ sĩ vốn không có tuổi già, những cảm xúc chân thực của ông vẫn được các thế hệ mai sau cùng đón nhận, rung cảm và yêu mến.
 
(Theo cuốn Nhạc sĩ sáng tác Việt Nam NXB Văn hoá 1986)
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây