© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Âm nhạc 8 tiết 13

Thứ sáu - 16/09/2016 06:08
Ôn tập bài hát: Hò ba lí

Ôn tập: Tập đọc nhạc: TĐN số 4

Âm nhạc thường thức: Một số nhạc cụ dân tộc
I- Mục tiêu
 
• HS ôn tập để hát bài Hò ba lí và đọc nhạc, hát lời bài Chim hót đầu xuân được thuần thục hơn.
 
• HS nắm được những kiến thức sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc ở Việt Nam.
 
II- Giáo viên chuẩn bị
 
• Nhạc cụ quen dùng.
 
• Đàn và hát thuần thục hai bài Hò ba lí và Chim hót đầu xuân.
 
• Hình ảnh minh hoạ một vài nhạc cụ dân tộc. Băng đĩa nhạc có tiếng đàn Trưng.
 
III- Tiến trình dạy học
 
HĐ của GV Nội dung HĐcủaHS
GV ghi lên bảng 1. Ôn tập bài hát
HÒ BA LÍ
HS ghi bài
GV đệm đàn và - GV đệm đàn để HS hát lại bài hai HS hát và điều
hướng dẫn lần, GV hướng dẫn các em điều chỉnh những chỗ cần thiết. chỉnh cho tốt hơn.
GV yêu cầu - HS tự tập trình bày bài theo cách hát đối đáp (nhóm 2 em) như đã luyện tập ở tiết học trước. HS thực hiện
GV kiểm tra - Kiểm tra trình bày bài, 2 HS lên bảng để hát đối đáp. HS lên kiểm tra
GV ghi lên bảng 2. Ôn tập Tập đọc nhạc
CHIM HÓT ĐẦU XUÂN
HS ghi bài
GV chỉ định - GV chỉ định một vài HS học khá trình bày lại bài Chim hót đầu xuân. HS trình bày
GV hướng dẫn - GV hướng dẫn các em điều chỉnh HS điều chỉnh
  lại những chỗ cần thiết. cho tốt hơn
GV thực hiện - GV đàn và đọc nhạc, hát lời lại để các em nghe, tự so sánh và tự điều chỉnh. HS tự điều chỉnh
GY yêu cầu - Tất cả HS cùng đọc nhạc, hát lời bài Chim hót đầu xuân. HS thực hiện
GV kiểm tra Kiểm tra HS trình bày bài TĐN số 4 HS lên kiểm tra
GV ghi lên bảng 3. Âm nhạc thường thức
MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC
HS ghi bài
GV thuyết trình Nhạc cụ là phương tiện để diễn tả âm nhạc. Những nhạc cụ đầu tiên xuất hiện từ thời xa xưa và có nguồn gốc từ các công cụ lao động. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những loại nhạc cụ của riêng mình. Đó là di sản văn hoá quí giá cần được gìn giữ và bảo vệ. Người Việt Nam đã chế tạo và sử dụng nhiều loại nhạc cụ độc đáo bằng nhiều chất liệu khác nhau. Bài học này chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu lã hơn về một vài nhạc cụ trong số đó. Đó là cồng, chiêng, đàn Trưng và đàn đá. HS trả lời (tham khảo trang 8 SGK)
GV thực hiện GV treo tranh ảnh về ba loại nhạc cụ này lên bảng.
 
 
GV hỏi Em nào cho biết, người ta dùng những chất liệu nào để làm các nhạc cụ?
Gồm các chất liệu (trang 8):
+ Đá: ví dụ như đàn đá.
+ Đất: ví dụ trống đất.
+ Sắt: nhạc cụ có dây bằng sắt.
+ Gỗ: nhạc cụ gõ như mõ, song loan.
+ Trúc: ví dụ như sáo, tiêu.
+ vỏ quả bầu: ví dụ đàn bầu, tính tẩu.
 
         
 
 
 
vào hình vẽ và giới thiệu về cồng  
  và chiêng?  
GV giải thích GV giải thích: Ở mỗi dân tộc,  
GV hỏi hình thức của cồng và chiêng có sự khác biệt. Dân tộc này làm cồng có núm, dân tộc khác thì ngược lại. Chúng ta gọi chung là cồng và chiêng cho cả hai loại.
- Em nào có thể lên bảng, giói thiệu về đàn Trưng?
 
HS thực hiện
GV hỏi - Em nào có thể lên bảng, giói thiệu về đàn đá?
 
HS thực hiện
GV thực hiện GV mở băng đĩa nhạc, giói thiệu về tiếng đàn Trưng? HS nghe và cảm nhận
 
 
Lưu ý giáo viên
 
Tuỳ điều kiện về thời gian và khả năng của HS, GV có thể mở rộng thêm kiến thức về các loại nhạc cụ. Ví dụ sau khi đã thực hiện hết kiến thức trong bài, GV hỏi HS một vài câu hỏi như:
 
- Trên thế giới, nước nào có nhiều nhất những nhạc cụ được làm từ tre nứa? Đáp án: Đó là Phi-líp-pin, đất nước này có hàng trăm nhạc cụ được làm từ tre nứa.
 
- Trên thế giới, nước nào có nhiều loại nhạc cụ dân tộc nhất?
 
Đáp án: Đó là Trung Quốc và Ấn Độ.
 
- Kích thước các nhạc cụ có liên quan gì đến âm thanh của chúng?
 
Đáp án: Kích thước các nhạc cụ có liên quan đến âm thanh. Hai nhạc cụ cùng chung chất liệu, hình dạng, cấu trúc thì nhạc cụ nào có kích thước lán hơn, âm thanh sẽ trầm hơn. Ví dụ tiếng trống cái sẽ trầm hơn tiếng trống con, tiếng đàn Xen-lô trầm hơn tiếng đàn Yi-ô-lông. Trong cây đàn Trưng, ống to tiếng sẽ trầm hơn ống nhỏ. Trong cây đàn đá, thanh đá to tiếng cũng trầm hơn thanh đá nhỏ.
 
Đối với con người, độ dài của dây thanh đới cũng quyết định tới độ cao thấp của giọng nói. Dây thanh đới ngắn, giọng nói sẽ cao và ngược lại. Độ dài dây thanh đới của trẻ em trung bình là 12 mm, các em có giọng nói cao và trong trẻo. Đến tuổi dậy thì, dây thanh đới cũng như cơ thể đều phát triển, nhiều em vỡ tiếng, giọng nói trầm xuống. Đồng thời, một số em cơ thể phát triển chậm hơn, giọng nói vẫn cao. Dạy hát cho tuổi này, khó nhất là chọn giọng hát phù hợp, vì HS có nhiều giọng cao thấp khác nhau.
 
Đến khi trưởng thành, độ dài dây thanh đới của phụ nữ trung bình là 17 mm, độ dài dây thanh đới của đàn ông trung bình là 22 mm.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây