© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Âm nhạc 8 tiết 3

Thứ tư - 14/09/2016 00:28
Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường

Ôn tập: Tập đọc nhạc: TĐN số 1

Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ
I- Mục tiêu
 
• HS thuộc lời và hát thuần thục bài Mùa thu ngày khai trường.
• HS biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng.
• HS đọc nhạc và hát lời bài Chiếc đèn ông sao được nhuần nhuyễn.
• Qua nội dung của bài hát, hướng các em đến tình cảm yêu mến mái trường, thầy cô giáo và rộng hơn là tình yêu quê hương đất nước.
 
II- Giáo viên chuẩn bị
 
• Nhạc cụ quen dùng.
• Đàn và hát thuần thục bài Mùa thu ngày khai trường.
• Đàn, đọc nhạc và hát thuần thục bài Chiếc đèn ông sao.
• Tập trình bày để giới thiệu một vài bài hát của nhạc sĩ Trần Hoàn.
 
Sơn nữ ca
(Trích)
 
Tình ca mùa xuân
(Trích)
 
Nhạc: TRẦN HOÀN
Lời: NGUYỄN LOAN-TRẦN HOÀN
 
Lời người ra đi
 
Hà Nội mùa thu
 
 
III. Tiến trình dạy học
 
HĐ của GV Nội dung HĐ của HS
GV ghi lên bảng 1. Ôn tập bài hát
MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG
HS ghi bài
GV đệm đàn
GV kiểm tra
 
GV đệm đàn cho HS hát lại cả bài.
 
GV kiểm tra một vài HS trình bày bài hát.
 
HS hát cả bài
HS lên kiểm tra
 
GV ghi lên bảng
  1. Ôn tập: Tập đọc nhạc
CHIẾC ĐÈN ÔNG SAO
HS ghi bài
GV thực hiện GV đàn, đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 1. HS nghe và đọc theo. HS nghe và đọc theo
 
GV chỉ định và hướng dẫn GV chỉ định một vài HS học khá trình bày bài, GV chỉ ra chỗ còn chưa đạt và hướng dẫn các em sửa lại.
Cả lớp cùng trình bày lại bài.
 
HS trình bày
 
GV đàn 2. Âm nhạc thường thức HS thực hiện
GV ghi lên bảng NHẠC Sĩ TRẦN HOÀN VÀ BÀI HÁT MỘT MÙA XUÂN NHO NHỎ HS ghi bài
GV điều khiển Ôn lại một vài kiến thức trong nội dung Âm nhạc thường thức ở lớp 7. HS thực hiện
GV hỏi - Bản giao hưởng đầu tiên của Việt Nam tên là gì? Ai là tác giả?
 
Đó là bản Quê hương của nhạc sĩ Hoàng Việt.
 
- vở nhạc kịch đầu tiên của Việt Nam tên là gì? Ai là tác giả?
 
Đó là vở Cô Sao của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
- Ai là tác giả bài hát Đường chúng ta đi Đó là nhạc sĩ Huy Du.
 
 
HS trả lời
GV ghi lên bảng Giới thiệu về nhạc sĩ Trần Hoàn: HS ghi bài
GV điều khiển GV đọc bài viết dưới đây. Sau đó cho HS nghe một vài bài hát của nhạc sĩ Trần Hoàn qua băng đĩa hoặc tự GV thể hiện. HS theo dõi
 
Lưu ý giáo viên
 
Giới thiệu về Nhạc sĩ Trần Hoàn
 
Nói đến Trần Hoàn, người ta thường nhớ đến ca khúc Hồn nước (1946- Tân Hoa xuất bản) được phổ biến những năm đầu Cách mạng và ca khúc giàu màu sắc dân tộc Lời ru trên nương (1971- phỏng thơ Nguyễn Khoa Điềm) khi ông còn công tác ở chiến trường Trị Thiên- Huế.
 
Nhạc sĩ Trần Hoàn tên thật là Nguyễn Tăng Hích, sinh năm 1928 tại Triệu Hải, tỉnh Bình Trị Thiên, là con của một gia đình công chức nhỏ, cha mẹ biết và thường hát nhiều làn điệu dân ca Huế, hát bộ và hát mới. Mẹ ông thường ru con bằng những điệu hò sông nước Bình Trị Thiên và Nghệ Tĩnh.
 
 Năm 1945, khi 17 tuổi và đang học ở Huế, Trần Hoàn được các đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu dìu dắt đã sớm giác ngộ cách mạng và có những chuyển biến manh mẽ về tư tưởng. Ông tham gia các công tác như uỷ viên thường vụ học sinh cứu quốc Huế, Ban tuyên truyền văn nghệ kháng chiến, cùng với chuyển biến này là sự phát triển năng khiếu âm nhạc. Nhờ được tiếp cận với các nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, Lê Yên, ông được bổ sung thêm một số kiến thức và kinh nghiệm sáng tác mà ông đã tự học trong thời gian trước. Thời kỳ ấy, ông đã viết một số ca khúc cho thiếu nhi như Con chim non, Đàn chim xanh (1947).
 
Từ cuối năm 1948 khi hoạt động ở Liên khu IV trong đoàn văn nghệ kháng chiến và sau đó ở vùng địch hậu Bình Trị Thiên, ông bước vào con đường sáng tác âm nhạc thực sự. Một loạt ca khúc mang phong cách khác nhau của Trần Hoàn có sức phổ biến khá rộng, được trình diễn trên nhiều sân khấu dã chiến thời đó. Ta nhận thấy một người nhạc sĩ trữ tình, lãng mạn với Đường rừng, Lời người ra đi, Chiến thắng Hoà Bình, Việt Trung Xô... và một Trần Hoàn với phong cách tươi vui, dí dỏm, đang cất lên tiếng cười vui cùng với nhân dân và chế giễu kẻ địch như các bài hát Con trâu kháng chiến, Bà Ba, Buồn cười cho thằng Tây....
 
Chất trữ tình vốn có trong âm nhạc của ông lại được tiếp nối bằng một số ca khúc viết trong thời kỳ ông làm Giám đốc sở Văn hoá Hải Phòng (1954-1964). Đó là Mời anh chị về thăm Hải Phòng, Kể chuyện người Cộng sản (1959-Lời Hồ An, Anh Việt), Bạch Long Vĩ... mà nhiều người đã được nghe.
 
Nhưng phải đến khi Trần Hoàn xuất hiện với bút danh Hồ Thuận An trên Đài phát thanh Giải phóng và Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, thì tác phẩm của ông mới thật sự gây được ấn tượng mạnh mẽ trong quần chúng. Những rung động và tình cảm của ông trong nhiều năm hoạt động ở chiến trường Trị Thiên- Huế thời kì chống Mĩ đã truyền cho người nghe lòng yêu nước- mảnh đất tươi đẹp nhưng đầy gian khổ trong chiến tranh- yêu con người đã chiến đấu hi sinh để bảo vệ Trị Thiên- Huế kiên cường nhưng cũng đầy tình nghĩa. Chúng ta thấy xuất hiện những ca khúc như Đường yêu nhất, đường ra mặt trận (1967), Tiến về thành Huế (1968), Trường Sơn (1969- phỏng thơ Trường Xuân), Mưa lâm thâm ướt đầm lá khế(1971), Ngắt một cành hoa thắm tặng anh (1971), Chiều trên Gio Cam giải phóng (1973) và đặc biệt Lời ru trên nương (1971- thơ Nguyễn Khoa Điềm), một ca khúc có sức lay động manh mẽ tới tâm hồn người nghe.
 
Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, một loạt tác phẩm mới ra đời cùng với sự có mặt của ông ở Bình Trị Thiên trên cương vị là người phụ trách tuyên huấn tỉnh. Trong thời kì này ta lại được nghe những ca khúc như Nắng tháng ba (1976), Mời anh về thăm thành Huế (1978), Chào mùa xuân (1978), Tình ca mùa xuân (1979- lời Nguyễn Loan), Khúc hò khoan trên sông Hương, Một mùa xuân nho nhỏ (lời thơ Thanh Hải)...Đến bài Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm (1981) (lời Trần Hoàn- Quý Doãn), nhạc sĩ Trần Hoàn đã khai thác sâu những âm hưởng dân ca miền Trung bằng tình cảm chân thực của mình. Ca khúc này chiếm được cảm tình của đông đảo người nghe trong những lần trình diễn. Khi chuyển công tác về thủ đô nhận nhiệm vụ Trưởng ban tuyên huấn Thành uỷ Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thông tin, ông vẫn say mê sáng tác âm nhạc. Những tác phẩm viết về Hà Nội như Khúc hát người Hà Nội, Đêm Hồ Gươm, về Đường Lâm...đã nhanh chóng được nhiều người Hà Nội yêu thích. Một ca khúc ông viết cho tuổi thiếu nhi cũng được các bạn nhỏ ở thủ đô thường trình diễn là bài Hà Nội mùa thu.
 
Nhạc sĩ Trần Hoàn mất năm 2003 tại Hà Nội. Ở bất cứ nơi đâu, trên bất cứ cương vị công tác nào, nhạc sĩ Trần Hoàn cũng xông xáo và gắn bó với quần chúng nhân dân. Điều này giải thích vì sao những sáng tác của ông bao giờ cũng mang hơi thở cuộc sống. Ông đã có nhiều năm sáng tác và làm công tác lãnh đạo ngành văn hoá, văn nghệ, nhạc sĩ Trần Hoàn để lại nhiều dấu ấn và cảm xúc trong lòng người yêu nhạc ở Việt Nam.
 
(Theo cuốn Nhạc sĩ sáng tác Việt Nam NXB Văn Hoá 1986)
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây