© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 11, bài 16: Công nghệ chế tạo phôi (tiếp theo)

Chủ nhật - 17/12/2017 22:35
Bài giảng Công nghệ 11, bài 16: Công nghệ chế tạo phôi (tiếp theo)
I, Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức
-Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.
-Biết được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát.
-Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực.
2, Kĩ năng
-Lập quy trình công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp dúc
     II. Chuẩn bị bài dạy:
1. Nội dung:
-GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 16 trang 78 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy, tìm kiếm, sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh, vật mẫu từu sản phẩm đúc.
-HS: đọc trước nội dung bài 16 trang 78 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm.
2. Đồ dùng dạy học:
      -Tranh vẽ hình “quy trình công nghệ chế tạo phôi”, các vật mẫu từ sản phẩm đục.
3. Phương Pháp.
Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với phương pháp thuyết trình, diễn giảng, phương pháp dạy học tích cực.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1/ Phân bổ bài giảng:
Bài giảng thực hiện trong 2 tiết, gồm các nội dung:
      - Tiết 1 - Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.
- Tiết 2 - Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực.
2/ Các hoạt động dạy học:
2.1.Ôån định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp tác phong của học sinh.
2.2.Kiểm tra bài cũ:
-Vì sao phải biết các tính chất đặc trưng của vật liệu?
-Hãy cho biết tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí.
-Em hãy nêu thành phần, tính chất, ứng dụng của vật liệu pôlime trong ngành cơ khí?
-Em hãy nêu thành phần, tính chất, ứng dụng của vật liệu Compôzit?
2.3.Đặt vấn đề:
             Trong cơ khí để dảm bớt thời gian gia công các chi tiết, nâng cao năng suất lao động phải có phôi. Vậy:
-Chi tiết là gì? (là phần nhỏ nhất không thẻ tách rời có hình dạng, kích thước, chất lượng bề mặt…thoả mãn với yêu cầu kĩ thuật đề ra)
-Phôi là gì? (là đối tượng gia công để thu được chi tiết nó có hình dạng, kích thước, chất lượng bề mặt…thoả mãn với yêu cầu kĩ thuật đề ra)
Có rất nhiều phương pháp tạo ra phôi, trong bài này ta tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc và công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và hàn.
 
TIẾT 2
Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung
Nội dung 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về  công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực .
II, Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp  áp lực 
GV:
-Kim loại biến dạng khi nào?
-Em hãy nêu bản chất của gia công áp lực?
-Em hãy nêu đăc điểm của gia công áp lực?
-Em hãy kể tên các sản phẩm được chế tạo bằng phương pháp gia công áp lực?
-Có mấy phương pháp gia công áp lực?
  (Có nhiều phương pháp gia công áp lực, dưới đây ta tìm hiểu phương pháp rèn tự do và dập thể tích)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Em hãy nêu ưu, nhược điểm của phương pháp gia công áp lực?
 
HS:
 
-Nấu chẩy hoặc ngoại lức tác dụng.
 
-Giao, cuốc, xẻng…
 
 
-Rèn tự do, dập thể tích, kéo sợi kim loại…
-HS nghe giảng và ghi chép.
 
II, Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực
1, Bản chất
   Dùng ngoại lực thông qua các dụng cụ, thiết bị (búa tay, búa máy) làm cho kim loại biến dạng dẻo nhằm tạo ra vật thể có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
    Đặc diểm của phương pháp gia công áp lực là thành phần và khối lượng vật liệu không đổi.
* Rèn tự do
-Ngoại lực: dùng lực búa tay, búa máy.
-Trạng thái kim loại: nóng dẻo.
-Kết quả: làm biến dạng kim loại theo hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
* Dập thể tích
-Khuôn dập thể tích: bằng thép, lòng khuôn có hình dạng, kích thước giống chi tiết.
-Ngoại lực: dùng lực búa máy, máy ép.
-Trạng thái kim loại: dẻo.
-Kết quả: làm biến dạng kim loại theo hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
2, Ưu, nhược điểm
a, Ưu điểm
-Có cơ tính cao.
-Dễ tự động hoá, cơ khí hoá.
-Có độ chính  xác cao.
-Tiết kiệm thời gian và vật liệu.
b, Nhược điểm
-Không chế tạo được các sản phẩm có hình dạng, kích thước phức tạp, kích thước lớn.
-Không chế tạo được các sản phẩm có tính dẻo kém.
-Rèn tự do có độ chính xác kém, năng xuất thấp , điều kiện làm việc nặng nhọc.
 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về  công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công hàn .
 
III, Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công hàn
-Em hãy nêu bản chất của phương pháp gia công hàn?
-Quan sát khi hàn em thấy chỗ mối hàn kim loại ở trạng thái nào?
-
 
Mối hàn được tạo thành như thế nào?
 
 
-Quan sát khi hàn các em có nhận xét gì về mối hàn?
- Em hãy nêu ưu, nhược điểm của phương pháp gia công hàn?
 
 
-Em hãy nêu một số phương pháp hàn mà em biết?
-Căn cứ vào đâu gọi là hàn hồ quang tay?
-Bản chẩt của hàn hồ quang tay là gì?
 
-Nêu ứng dụng của hàn hồ quang tay?
 
 
 
-Căn cứ vào đâu gọi là hàn hơi?
-Bản chẩt của hàn  hơi là gì?
 
 
 
 
 
 
-Nêu ứng dụng của hàn  hơi?
 
 
 
 
 
 
-HS dựa vào mục 2 trang 80 sgk đê trả lời.
-HS dựa vào mục 2 trang 80 sgk đê trả lời.
-Nóng chảy.
 
-Sau khi hàn kim loại chỗ mối hàn kết tinh, nguội tạo thành mối hàn.
 
 
- HS dựa vào bảng 16.1 trang 81 sgk đê trả lời
 
 
- HS dựa vào bảng 16.1 trang 81 sgk đê trả lời
 
 
- HS dựa vào bảng 16.1 trang 81 sgk đê trả lời
 
 
 
 
- HS dựa vào bảng 16.1 trang 81 sgk đê trả lời
 
III, Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công hàn
1, Bản chất
-Nối được các chi tiết lại với nhau.
-Bản chất: nung chảy kim loại chỗ mối hàn.
-Kết quả: kim loại kết tinh, nguội tạo thành mối hàn.
2, Ưu, nhược điểm
a, Ưu điểm
-Nối được các kim loại có tính chất khác nhau.
-Tạo được các chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp.
-Có độ bền cao, kín.
b, Nhược điểm
-Chi tiết dễ bị cong, vênh.
2, Một số phương pháp hàn thông dụng
a, Hàn hồ quang tay
-Bản chất: dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nómg chẩy kim loại chỗ mối hànvà que hèn à tạo thành mối hàn.
-Dụng cụ, vật liệu: kim hàn, que hàn, vật hàn…
-Ứng dụng: dùng trong ngành cơ khí, chế tạo máy, chế tạo ô tô, xây dựng…
b, Hàn hơi
-Bản chất: dùng nhiệt phản ứng cháy của khí Axêtilen (C2H2) với Oxi (O2) làm nómg chẩy kim loại chỗ mối hànvà que hèn à tạo thành mối hàn.
-Dụng cụ, vật liệu: mỏ hàn, que hàn, vật hàn, ống dãn khí Axêtilen (C2H2) với Oxi (O2)…
-Ứng dụng: Hàn các chi tiết có bề dày mỏng, nho.û Dùng trong ngành cơ khí, chế tạo máy, chế tạo ô tô, xây dựng…












































































IV. Tổng kết:
-Em hãy nêu bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực?
-Em hãy trình bày ưu, nhược điểm của phương pháp gia công hàn?
V. Dặn dò:
- Các em về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi trang 81trong sgk, đọc và nghin cứu phần chương 4-bài 17 “công nghệ căt gọt kim loại”?
VI. Rút kinh nghiệm:
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây