© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 12, bài 16: Thực hành mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha.

Thứ năm - 28/12/2017 03:37
Bài giảng Công nghệ 12, bài 16: Thực hành mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha.

I. MỤC TIÊU
   Qua bài học này, học sinh cần nắm được:
1.Kiến thức: Hiểu và phân biệt được sơ đồ nguyên lư và sơ đồ lắp ráp.
2.   Kỹ năng: Biết cách chọn được linh kiện cho mạch điều khiển.
3.   Thái độ: Có ư thức trong việc tuân thủ các quy tŕnh và quy định về an toàn.
 
II. CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị nội dung: Đọc kỹ bài 15 SGK
2.Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho một nhóm học
Một quạt bàn sải cánh 400mm. Công suất 56W, điện áp 220V, tần số 50Hz, ḍng điện 0,26A.
- Linh kiện tối thiếu cần cho thiết kế.
+ Triac BTA4 - 600         + Diod 2A - 600V                   + Điac DB3
+ Tụ 0,1 ÷ 300V     + Điện trở 1KΩ - 0,5W + Biến trở (50÷100)KΩ - 4
+ Mạch in có lỗ sẵn hoặc bo mạch thử.
 
 
   
b16a
b16b
Hình 16 - 5: Các sơ đồ điều khiển động cơ điện một pha
III. TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH
1.Ổn định lớp, chia học sinh theo nhóm để chuẩn bị thực hành
2.Ôn lại kiến thức lý thuyết bài 4, bài 5 và bài 9,15 SGK và cách sử dụng đồng hồ vạn năng.

Tiết 1:
 
Hoạt  động của giáo viên và học sinh Nội dung
I. Hoạt động 1 : Chọn sơ đồ thiết kế
- Giáo viên chia nhóm thực hành
- Giáo viên giao cho từng nhóm tìm hiểu sơ đồ nguyên lý mạch đã định trứơc
- Học sinh thảo luận thao các nhóm về sơ đồ nguyên lý mạch và các linh kiện
- Giáo viên theo dõi và giải đáp thắc mắc của học sinh
- Học sinh vẽ sơ đồ nguyên lý mạch và sơ đồ lắp ráp
- Giáo viên chỉ giải đáp khi học sinh gặp khó khăn
Hoạt động 2 : Học sinh nghiên cứu và tính toán linh kiện của sơ đồ cho phù hợp
- Học sinh các nhóm thảo luận giải thích hoạt động của sơ đồ
- Học sinh tính toán các linh kiện để mắc cho phù hợp vào sơ đồ
- Giáo viên phát linh kiện cho học sinh
 
 
Hoạt động 3 : Vẽ sơ đồ lắp ráp
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh vẽ sơ đồ lắp ráp
Hoạt động 4 : kiểm tra linh kiện 
- Học sinh nhận biết cực của triac, điac
- Giáo viên theo dõi quá trình thực hành nhận biết của học sinh
- Học sinh nhận biết tụ điện và các cực của biến trở
 
 
 
 
 
Sơ đồ nguyên lý mạch hình 15-2a, 15-2b (SGK)
 
 
 
 

 Tính toán thông số triac
ITa>= kI . IĐC
UTa >= 1,8 . 2 . UĐC
Nếu triac không gắn cánh toả nhiệt kI = 10
Nếu triac có gắn cánh toả nhiệt kI = 4
UTa ,  ITa là điện áp và dòng định mức của triac
UĐC  IĐC Điện áp và dòng định mức của động cơ
 
 
Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra các chân của triac
A1 – A2 có R = ∞
A2 – G có R = ∞
A1 – G có R = ( 5 đến 20 Ω )

Tiết 2:
 
Hoạt  động của giáo viên và học sinh Nội dung
Hoạt động 1 : Điều khiển tốc độ quạt bằng phím bấm
- Học sinh kiểm tra sơ đồ mạch
- Giáo viên lại kiểm tra cho phép học sinh cắm nguồn điều khiển tốc độ quạt bằng cách thay đổi phím bấm và tốc độ quạt 
Hoạt động 2 : Điều khiển tốc độ quạt bằng mạch điện tử điều khiển
- Học sinh kiểm tra sơ đồ mạch
- Giáo viên kiểm tra lại mạch cho phép đóng nguồn , tải để kiểm tra hoạt động của mạch
- Học sinh lắp đồng hồ
- Học sinh điều chỉnh mạch bằng chiết áp theo yêu cầu trong bảng và ghi kết quả
- Giáo viên kiểm tra theo dõi uốn nắn và đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình thực hành
Hoạt động 3 : Giáo viên kiểm tra sơ đồ mạch mà các nhóm đã lắp ráp
- Giáo viên kiểm tra và chỉ ra những chỗ sai, không hợp lý để học sinh điều chỉnh lại , nếu sơ đồ lắp đúng có thể cho học sinh đóng điện
- Cắm trực tiếp dây quạt vào điện, bấm các phím để theo dõi tốc độ quạt
- Cắm dây quạt vào ổ điện ra của mạch điều khiển điều chỉnh , để phím bấm cho tốc độ quạt cao nhất
- Cấp nguồn cho mạch điện điều khiển rồi chỉnh chiết áp để điều chỉnh tốc độ quạt ghi các thông số điện áp đưa vào quạt, điện áp đưa vào triac , tốc độ quạt theo bản mẫu thực hành.
- Nhận xét tốc độ và lượng gió của quạt khi điêù chỉnh bằng phím bấm và mạch điều khiển
 
 
 
 

IV/ TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
- Giáo viên nhận xét buổi thực hành
       + Sự chuẩn bị của học sinh
       + Tinh thần thái độ thực hành
       + Ứng dụng của nội dung môn học
- Giáo viên đặt câu hỏi
       + Triac được sử dụng làm gì trong mạch xoay chiều
       + Nếu quạt không điều khiển được tốc độ bằng triac thì do những nguyên nhân nào .
- Giáo viên hướng dẫn hoàn thành báo cáo thực hành
- Giáo viên thu bài báo cáo để chấm
- Học sinh hoàn thành theo mẫu và tự đánh giá
- Giáo viên đánh giá kết quả và chấm bài của học sinh
 
Mẫu báo cáo thực hành
 
ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT PHA
      
Họ và tên:………………………………………………………………………
Lớp:……………………………………………………………………………
1.Thiết kế mạch điều khiển động cơ một pha
( Vẽ sơ đồ nguyên lý vào báo cáo thực hành )
2.Lắp ráp mạch điều khiển động cơ một pha
( Vẽ sơ đồ lắp ráp vào báo cáo thực hành )
3.Điều chỉnh tốc độ động cơ một pha
Ghi các trị số đo được vào bảng
 
UQ(V) 220 200 180 160 140 120
UT(V)            
Tốc độ v/ph            
 
Câu hỏi trắc nghiệm:
1. Triac được sử dụng làm gì trong mạch điện xoay chiều?
   a.Điều khiển điện áp trên mạch                      b. Điều khiển thời gian
   c. Hạn chế điện trở                                         d. Cả 3 đều sai
2. Nếu quạt không giảm được tốc độ khi điều khiển chiết áp thì có thể là do những nguyên nhân nào?
   a. Triac bị đánh thủng                                       b. Triac bị sai thông số
   c. Tụ điện bị hỏng                                             d. Cả 3
  1. Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................. 
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây