© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Công nghệ 8: Truyền chuyển động

Thứ hai - 18/09/2017 06:44
Giải bài tập Công nghệ 8: Truyền chuyển động

I. Tại sao cần truyền chuyển động

Máy hay thiết bị gồm nhiều bộ phận hợp thành, mỗi bộ phận được dặt ở các vị trí khác nhau.

Em hãy quan sát cơ cấu truyền chuyển động của chiếc xe đạp trong hình 29.1 và trả lời câu hỏi sau:

Câu hỏi: Tại sao cần truyền chuyển động quay từ trục giữa tới trục sau?

Trả lời: Ta cần truyền chuyển động quay từ trục giữa tới trục sau vì các bộ phận của trục giữa và các bộ phận của trục sau ở xa nhau. Muốn xe đi được cần truyền chuyển động ban đầu, dùng chân đạp nhẹ xuống đất để xe chuyển động sau đó đạp vào bàn đạp. Nếu chỉ ngồi lên xe rồi đạp vào bàn đạp cho xe chuyển động thì lực kéo ban đầu của xích rất lớn và xích chóng hỏng.

Câu hỏi: Tại sao số răng của dĩa lại nhiều hơn số răng của líp?

Trả lời: Số răng của đĩa nhiều hơn số răng của líp thì số vòng quay của líp nhiều hơn số vòng quay của đĩa, giúp cho bánh sau quay nhanh, xe sẽ chuyển động nhanh hơn.

II. Bộ truyền chuyển động

Bộ truyền chuyển động được trang bị phục vụ cho việc nghiên cứu kiến thức mới và thực hành của HS. Để dạy-học bài 29 cần chuẩn bị một số TBDH sau (Bộ GD và ĐT cung cấp theo cơ số 7, GV: 1, HS: 6, lớp chia thành 6 nhóm).

A. Chuẩn bị: (cho 1 nhóm)

Số TT

Tên TBDH

Số lượng

Ghi chú

1

2

 

 

 

3

4

5

6

7

Bộ truyền động ma sát

Bộ truyền động đai:

a. Bộ truyền động đai tròn.

b. Bộ truyền động đai dẹt. 

 

Bộ truyền động bánh răng

Bộ truyền động xích

Tấm nền

Tay quay

Sapô vít

1

1

 

 

1

1

1

1

4

Bánh dẫn 1, bánh bị dẫn 2

 

Bánh dẫn 1, bánh bị dẫn 2

Bánh dẫn 1, bánh bị dẫn 2

 

Bánh dẫn 1, bánh bị dẫn 2

Đĩa dẫn 1, đĩa bị dẫn 2

 

B. Trình tự tiến hành

1. Tổ chức:

- Chia lớp thành 6 nhóm.

- Phân TBDH về các nhóm.

2. Tiến hành nghiên cứu

- GV: Hướng dẫn HS tên gọi các chi tiết, lần lượt hướng dẫn cách lắp tùng bộ truyền chuyển động.

- HS: Tiến hành nghiên cứu theo sự hướng dẫn của GV, chỉ cần biết nguyên lí chung, chưa cần xác định các số liệu cụ thể. Để dễ quan sát và nắm được nguyên lí làm việc của các bộ truyền chuyển động, ta có thể tạm quy ước như sau:

Bánh dần 1, dĩa dẫn 1: Đường kính có kích thước lớn.

Bánh bị dẫn 2, dĩa bị dẫn 2: Đường kính có kích thước nhỏ.

a. Truyền động ma sát - truyền động đai.

* Truyền động ma sát:

- Lắp bánh dẫn 1 và bánh bị dẫn 2 vào tấm nền (hình 2.10).

- Lắp tay quay vào sau bánh dẫn 1.

- Quan sát cấu tạo và cơ cấu truyền chuyển động (quan sát tốc độ của bánh 1 và bánh 2).

* Truyền động đai.

- Truyền động đai dẹt

+ Lắp bánh dẫn 1 và bánh bị dẫn 2 vào tấm nền (hình 2.11).

+ Lắp dai dẹt vào 2 bánh.

+ Lắp tay quay vào sau bánh dẫn 1. 
h01

Quan sát cấu tạo và cơ cấu truyền chuyển động.

- Truyền động đai tròn.

+ Lắp bánh dẫn 1 và bánh bị dẫn 2 vào tấm nền.

+ Lắp đai tròn vào 2 bánh:

+ 2 nhánh đai không chéo nhau (hình 2.12).

+ 2 nhánh đai mắc chéo nhau (hình 2.13).

+ Lắp tay quay vào sau bánh dẫn 1 (hình 2.13).

- Nguyên lí làm việc:

+ Bánh dẫn 1  

D1: Đường kính
nd(n1): Tốc độ quay (vòng/phút)  
Tỉ số truyền: hhh                      

+ Bánh bị dẫn 2

D2: Đường kính
Nbd(n2): Tốc độ quay (vòng/phút) 

Câu hỏi: Từ hệ thức trên em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đường kính bánh đai và số vòng quay của chúng?

Trả lời: Từ hệ thức trên em thấy bánh đai nào có kích thước nhỏ hơn sẽ quay nhanh hơn.
h02

b. Truyền động ăn khớp.

* Truyền động bánh răng.

- Lắp bánh dẫn 1, bánh bị dẫn 2, bánh bị dẫn 3 lên tấm nền (hình 2.14)

- Lắp tay quay vào bánh dẫn 1.

- Quan sát cấu tạo và cơ cấu truyền chuyển động của bánh răng.

Bánh dẫn 1

Bánh bị dẫn 2

Z1 : Số răng

n1: Tốc độ quay (vòng/phút)

Z2: Số răng

n2: Tốc độ quay (vòng/phút)

- Tỉ số truyền:  kk

* Truyền động xích.

- Lắp theo hình bên (hình 2.15).

- Quan sát cấu tạo và cơ cấu truyền chuyển động.

- Tỉ số truyền: â
h03

Câu hỏi: Tại sao máy và thiết bị cần truyền chuyển động?

Trả lời: - Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau.

- Tốc độ quay các bộ phận của máy thường khác nhau.

- Cần truyền chuyển động từ một động cơ đến nhiều bộ phận khác nhau của máy.

Câu hỏi: Thông số nào đặc trưng cho các bộ truyền chuyến động quay? Lập công thức tính tỉ số truyền của các bộ truyền động.

Trả lời: - Thông số đặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay là tỉ số truyền i.

- Công thức tính tỉ số truyền của các bộ truyền chuyển động:
bbb

Câu hỏi: Cho biết ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của các bộ truyền chuyển động?

Trả lời: Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của các bộ truyền chuyển động:

Bộ truyền động đai Truyền động ăn khớp

- Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, giá thành rẻ.

- Vận hành êm, không ồn.

- Có thể truyền chuyền động giữa các trục cách xa nhau.

- Kích thước không gọn.

- Do có trượt đai nên không bảo đảm được độ chính xác về tỉ số truyền. - Chế tạo tương đối phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao.

- Có nhiều tiếng ồn khi có vận tốc lớn.

- Truyền chuyển động giữa các trục xa nhau.

- Chỉ cần một xích có thể truyền chuyển động từ trục dẫn tới nhiều trục bị dẫn khác nhau.

Bộ truyền động đai

Truyền động ăn khớp

- Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, giá thành rẻ.

- Vận hành êm, không ồn

- Có thể chuyển động giữa các trục cách xa nhau.

- Kích thước không gọn

- Do có trượt đai nên không bảo đảm được độ chính xác về tỉ số truyền.

- Ứng dụng vào máy khâu, máy khoan, máy tiện, ô tô, máy kéo, ...

- Chế tạo tương đối phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao.

- Có nhiều tiếng ồn khi có vận tốc lớn

- Truyền chuyển động giữa các trục xa nhau.

- Chỉ cần một xích có thể truyền chuyển động từ trục dẫn tới nhiều trục bị dẫn khác nhau.

- Kích thước nhỏ gọn.

- Tỉ số truyền chính xác.

- Ứng dụng vào đồng hồ, tuốc năng quạt, hộp số xe máy, máy nông nghiệp, máy công cụ, ...

Câu hỏi: Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng. Tính tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn?

Trả lời: Tỉ số truyền: ccc

Trục của đĩa líp sẽ quay nhanh hơn trục của đĩa xích 2,5 lần.

Câu hỏi: Với bộ truyền chuyển động em đang sử dụng, biết bánh dẫn có số răng 38. bánh bị dẫn có số răng 19. Tính tí số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn?

Trả lời: Tỉ số truyền: ti so truyen

Bánh bị dẫn quay nhanh hơn bánh dẫn 2 lần.

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

  • ttttttusb
    cho cơ cấu truyền chuyển động đai biết bánh bị dẫn quay nhanh hơn bánh dẫn 4 lần. a,tính i và xác định loại truyền chuyển động. b,khi đường bánh dẫn là 25 thì đường kính bánh bị dẫn là bao nhiêu. c,nếu muốn bánh dẫn quay được 48 vòng thì bánh bị dẫn quayy được bao nhiêu
      ttttttusb   29/11/2022 07:38
  • Nhi
    tại nhà máy sản xuất xe đạp dùng một chế tạo nếp có 31 , răng sáng hay chế tạo đĩa có 62 răng hãy tính tỉ số truyền của bộ truyền chuyển động đĩa -líp . khi đó nếu quay 15 vòng/ phút thì đĩa quay bao nhiêu vòng/ phút
      Nhi   08/03/2022 19:19
  • Nguyên
    một bộ truyền động đai có bánh dẫn quay với tốc độ 30 vòng/phút bánh bị dẫn quay với tốc độ 45 vòng/phút tính tỉ số truyền của bộ truyền động đai đó và cho biết bánh nào có đường kính lớn hơn
      Nguyên   01/04/2021 22:29
  • Trần Như
    Hai bánh xe nối với nhau bởi một dây đai. Bánh lớn có bán kính bằng 60cm. Bánh nhỏ có bán kính bằng 20cm. Tính tỉ số truyền i và cho biết: Nếu bánh xe lớn quay được 30 vòng thì bánh xe nhỏ quay được bao nhiêu vòng?
      Trần Như   18/03/2019 06:26
    • @Trần Như
      Trong SGK công nghệ: Xe đạp: Tỷ số truyền = số răng bánh dẫn/số răng bánh bị dẫn
      Còn Ở xe máy người ta tính :
      Tỷ số truyền = số răng bánh bị dẫn/số răng bánh dẫn
      Tức là: (Tỷ số truyền = số răng dĩa sau/số răng nhông trước)
      sao thấy có bị sao ak,
      VD: Winner 150 có nhông (trước) 15 và dĩa (sau) 44 => tỉ số truyền: 44/15 = 2.93333.
      giờ mọi người giải thich Chân thành cám ơn
        Quyên   10/12/2020 06:25
  • hêu
    câu hỏi trong xe đạp đĩa có 44 răng , líp có 11 răng
    a) tính tỉ sô truyền chuyển động
    b) cho chu vi bánh xe là 120cm hỏi khi đĩa quay 50 vòng thì xe đi được bao nhiêu mét
      hêu   15/12/2018 09:04
    • @hêu
      Tốc độ quay của líp n2=50.44:11=200vong/phut
      Chiều dài một vòng quay bánh xe chính là chu vi của nó: C=2.3,14.R=2.3,14.0,12 (120cm=0,12m)
      Quãng đường xe đi được: S=C.n2
        Mạnh Kỳ   04/12/2023 07:32
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây