© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề cương ôn tập thi giữa học kì 1 - Địa Lí 11

Thứ hai - 16/11/2020 09:21
Đề cương ôn tập thi giữa học kì 1 - Địa Lí 11
Đề cương hướng dẫn ôn tập thi giữa học kì 1 - Địa Lí 11

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI GIỮA HỌC KÌ 1 - ĐỊA LÍ 11

A. TRẮC NGHIỆM

1.Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của các nhóm nước? Trình bày được đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ? 1 câu TN
a. Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của các nhóm nước:
Tiêu chí Nước phát triển Nước đang phát triển
GDP Lớn Nhỏ
GDP/người Cao Thấp
Cơ cấu GDP theo ngành Khu vực III: tỉ trọng còn cao Khu vực I: tỉ trọng còn cao
FDI Nhiều Ít
HDI Cao Thấp
Tuổi thọ trung bình Thấp Cao

b. Đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ:
- Thời gian: - Cuối thế kỷ XX - đầu thế kỉ XXI
- Đặc trưng: sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao.
   + Bốn công nghệ trụ cột:
       Công nghệ sinh học.
       Công nghệ vật liệu.
       Công nghệ năng lượng.
       Công nghệ thông tin.

2.Trình bày sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển KT? 1 TN
- Tác động:  + Làm xuất hiện nhiều ngành mới( trong lĩnh vực CN và dịch vụ)
                    + Làm chuyển dịch cơ cấu KT mạnh mẽ
                    + Hình thành nền KT tri thức: là nền KT dựa trên tri thức, kĩ thuật, CN cao.

3.Phân tích số liệu về KT-XH của từng nhóm nước? Nhận dạng biểu đồ từ bảng số liệu?1 TN

4.Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa, khu vực hóa? Các hệ quả của toàn cầu hóa? 2TN
a. Biểu hiện của toàn cầu hóa, khu vực hóa:
- Thương mại thế giới phát triển mạnh: tốc dộ tăng trưởng của thương mại cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền KT thế giới(WTO)
- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng: hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử
- Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn: phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia khác, chi phối nhiều ngành KT
b. Các hệ quả của toàn cầu hóa:
- Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu
- Đẩy nhanh đầu tư
- Tăng cường sự hợp tác quốc tế.
- Làm gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo.

5. Một số biểu hiện của các vấn đề môi trường: biến đổi khí hậu, thủng tầng ô zôn, suy giảm đa dạng sv? 1 TN
a. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôzôn
- Lượng CO2 tăng → hiệu ứng nhà kính tăng → nhiệt độ Trái đất tăng.
- Khí thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt → mưa axit → tầng ôzôn mỏng và thủng.
b. Ô nhiễm môi trường nước ngọt, biển và đại dương
- Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa xử lí đổ trực tiếp vào sông hồ → ô nhiễm → thiếu nước sạch.
- Chất thải công nghiệp chưa xử lí → đổ trực tiếp vào sông biển, đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu
→ môi trường biển chịu nhiều tổn thất.
c. Suy giảm đa dạng sinh học
- Khai thác thiên nhiên quá mức → sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng → mất nhiều loài SV, gen di truyền, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu sản xuất.

6. Nguyên nhân, hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu? 1TN
* Nguyên nhân: Rác thải công nghiệp và sinh hoạt→  lượng CO2 tăng lên đáng kể à gây ra hiệu ứng nhà kính
* Hậu quả: Băng tan, nước biển dâng; ảnh hưởng đến sức khỏe con người, hoạt động.

7. Giải thích hậu quả bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hóa dân số ở các nước phát triển? Giải pháp để bảo vệ môi trường?
* Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển:
 - Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với phát triển kinh tế, tài nguyên, môi trường, và chất lượng cộc sống.
* Già hóa dân số ở các nước phát triển:
+ Thiếu lao động bổ sung
+ Chi phí phúc lợi xã hội cho người già lớn.

8. Tiềm năng phát triển KT của các nước ở Châu Phi, Mĩ La-Tinh, khu vực Trung Á và Tây Nam Á? Ý nghĩa vị trí địa lý của khu vực Trung Á và Tây Nam Á? 3 câu TN
a. Tiềm năng phát triển KT của các nước ở Châu Phi, Mĩ La-Tinh, khu vực Trung Á và Tây Nam Á:
*Châu Phi:
-Giàu tài nguyên khoáng sản: kim cương, dầu khí, kim loại,…
-Rừng chiếm diện tích khá lớn
-Có nguồn lao động dồi dào phục vụ cho các ngành công nghiệp lớn
-Tỉ suất sinh cao nên dân số tăng nhanh
*Mĩ La-tinh:
-Tiềm năng về tài nguyên( khoáng sản kim loại, nhiên liệu, đất, khí hậu
-Nguồn lao động dồi dào
*Khu vực Trung Á và Tây Nam Á:
- Tây Nam Á và Trung Á đều có trữ lượng dầu mỏ lớn. Riêng Tây Nam Á gần 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới
b. Ý nghĩa vị trí địa lý của khu vực Trung Á và Tây Nam Á:
+ Có vị trí chiến lược quan trọng
9. Phân tích bảng số liệu về KT-XH?

B. TỰ LUẬN:

1. Biểu hiện nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường?
  Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp
Biến đổi khí hậu toàn cầu Nhiệt độ Trái Đất tăng lên, mưa axit  Rác thải CN và sinh hoạt → lượng CO2 tăng lên đáng kể → gây ra hiệu ứng nhà kính - Băng tan, nước biển dâng
- Ảnh hưởng đến sức khỏe, con người, hoạt động sản xuất
- Cắt giảm CO2, NO2, …trong sản xuất và sinh hoạt
- Đổi mới công nghệ sản xuất, trồng rừng,…
Suy giảm tầng ôdôn Tầng ôdôn mỏng dần và lỗ thủng tầng ôdôn ngày càng rộng ra Khí thải từ sinh hoạt, sản xuất (CFCs , CO2 ,…) Ảnh hưởng đến sức khỏe, mùa màng Đổi mới công nghệ; giảm thiểu lượng CFCs
Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển, đại dương Nguồn nước ngọt, nước biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng - Do chất thải công nghiệp và sinh hoạt
- Do sự cố đắm tàu, tràn dầu…
Thiếu nước sạch; ảnh hưởng đến sức khỏe; cạn kiệt tài nguyên, sinh vật biển - Xây dựng các nhà máy xử lí nước thải trước khi ra môi trường
- Đảm bảo ân toàn hàng hải
Suy giảm đa dạng sinh học Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng Khai thác trái phép và quá mức Mất nhiều loài sinh vật, nguồn gen di truyền, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu sản xuất …; mất cân bằng hệ sinh thái - Xây dựng các trung tâm bảo vệ động thực vật, trung tâm dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia,…
- Có những biện pháp xử phạt những trường hợp vi phạm
                 
2. Giải thích nguyên nhân các vấn đề KT-XH ở Châu Phi, Mĩ La-tinh, Trung Á và Tây Nam Á?
a. Châu Phi:
-Là hậu quả sự thống trị nhiều thế kỉ qua của chủ nghĩa thực dân
-Các cuộc xung đột sắc tộc
-Sự yếu kém trong quản lí đất nước của nhiều quốc gia Châu Phi non trẻ
-Trình độ dân trí thấp
-Dân số tang nhanh
b. Mĩ La-tinh:
- Nợ nước ngoài cao, còn phụ thuộc vào tư bản
- Tình hình chính trị bất ổn định.
- Các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo cản trở
- Chưa có đường lối, XH độc lập-tự chủ
c. Trung Á và Tây Nam Á:
- Do tranh chấp quyền lợi: Đất đai, tài nguyên, nguồn nước, môi trường sống.
- Do sự khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử.
- Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi.

3. Xử lí số liệu về KT-XH, rút ra các nhận xét, giải thích nguyên nhân?

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây