© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Hóa học 9, Bài 7: Tính chất hóa học của Bazơ

Thứ sáu - 28/06/2019 00:15
Giải bài tập Hóa học 9, Bài 7: Tính chất hóa học của Bazơ
Bài 1. Có phải tất cả các chất kiềm đều là bazơ không? Dẫn ra công thức hóa học của vài ba chất kiềm. Có phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm không? Dẫn ra công thức hóa học của những bazơ để minh họa.

Hướng dẫn giải:

Bazơ chia làm hai loại, bazơ tan trong nước thành dung dịch gọi là kiềm và bazơ không tan.
Bazơ kiềm như: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2...
Bazơ không tan như: Fe(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2, ...

Bài 2. Có những bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào:
a) Tác dụng được với dung dịch HCl?
b) Bị nhiệt phân hủy?
c) Tác dụng được với CO2?
d) Đổi màu quỳ tím thành xanh?
Viết các phương trình hóa học

Hướng dẫn giải:

a) Tất cả các bazơ đều tác dụng với axit clohiđric.
Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 + 2H2O
Ba(OH)2 + 2HCl BaCl2 + 2H2O  
NaOH + HCl NaCl + H2O

b) Bị nhiệt phân hủy chỉ gồm các bazơ không tan.
Cu(OH)2  CuO + H2O

c) Tác dụng được với CO2 chỉ gồm các kiềm.
Ba(OH)2 + CO2 BaCO3 + H2O  
2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O

d) Đổi màu quỳ tím thành xanh là tính chất riêng của kiềm: Ba(OH)2 và NaOH.

Bài 3. Từ những chất có sẵn là Na2O, CaO, H2O và các dung địch CuCl2, FeCl3. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế:
a) Các dung dịch bazơ;    b) Các bazơ không tan.

Hướng dẫn giải:

a) Điều chế các dung dịch bazơ.
Na2O+H2O 2NaOH
CaO + H2O Ca(OH)2
Nhận xét: Điều chế kiềm từ oxit bazơ tương ứng.

b) Điều chế các bazơ không tan.
CuCl2 + 2NaOH 2NaCl+ Cu(OH)2
FeCl3 + 3NaOH 3NaCl+ Fe(OH)3
Nhận xét: Điều chế bazơ không tan từ muối tương ứng tác dụng với kiềm.

Bài 4. Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH và Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương trình hóa học? Viết các phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải:

Nhận biết các lọ không nhãn: NaCl, Ba(OH)2, NaOH và Na2SO4Lấy 4 ống nghiệm, lấy mỗi chất vào từng ống nghiệm, đánh số thứ tự các ống và thử theo các bước sau:

Bước 1: Nhỏ dung dịch của 4 chất trên vào một mẩu quỳ tím. Nếu quỳ hóa xanh thì đó là các kiếm: Ba(OH)2 và NaOH. Nếu quỳ không đổi màu thì đó là NaCl và Na2SO4.

Bước 2. Lấy 2 dung dịch kiềm đổ ỉần lượt vào 2 lọ còn lại, nếu thấy xuất hiện kết tủa thì đó là dung dịch Ba(OH)2 và Na2SO4:
Ba(OH)2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaOH

Bước 3. Nhận biết được dung dịch kiềm còn lại là NaOH và muối còn lại là NaCl.
Bài 5. Cho 15,5 gara natri oxit Na2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ.
a) Viết phương trình hóa học và tính nồng độ mol của dung dịch bazơ thu đuợc.
b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng l,14g/ml cần dùng để trung hòa dung dịch bazơ nói trên.

Hướng dẫn giải:

a) Viết phương trình hóa học và tính nồng độ M của dung dịch NaOH.
Na2O+ H2O 2NaOH
 = 15,5 : (46 + 16) = 0,25(mol).    nNaOH = 2 x 0,25 = 0,5 mol.
 = 0,5:0,5 = 1 M.

b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% có d = 1,14g/ml cần để trung hòa dung dịch trên.
H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O
1 mol      2 mol
xmol      0,5 mol x = 0,5 : 2 = 0,25 (mol)

Khối lượng H2SO4 là 0,25 . 98 = 24,5 (gam).

Khối lượng dung dịch H2SO4 20% là  = 122,5(gam).
Thể tích dung dịch H2SO4 20% là  = 107,5(ml)
 
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây