© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải Khoa học 4 sách Kết nối, bài 11: Âm thanh trong cuộc sống

Chủ nhật - 25/02/2024 02:50
Giải Khoa học 4 sách Kết nối, bài 11: Âm thanh trong cuộc sống - Trang 42, ...
Câu hỏi mở đầu trang 42: Âm thanh có nhiều ích lợi trong cuộc sống. Tuy nhiên, âm thanh có thể gây hại cho sức khoẻ của con người, vậy làm cách nào để giảm ảnh hưởng của những âm thanh này?
Trả lời:
Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: không gây tiếng ồn ở nơi công cộng; sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn truyền đến tai...
Ví dụ: Ở các căn hộ chung cư người ta sử dụng cửa kính, thảm lót sàn dày, trần thạch cao để ngăn cản tiếng ồn.

1. Vai trò của âm thanh trong cuộc sống
Hoạt động 1: Quan sát hình 1 và nêu những ích lợi của âm thanh đối với con người.

Trả lời:
a - Âm thanh giúp cho con người giao lưu văn hoá, văn nghệ.
b - Âm thanh giúp học sinh nghe được giáo viên giảng bài, lĩnh hội tri thức.
c - Âm thanh giúp cho con người nghe được các tín hiệu đã qui định và thực hiện theo yêu cầu của tín hiệu.

Hoạt động 2: Hãy nêu ví dụ khác về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống.
Trả lời:
+ Âm thanh giúp cho con người trao đổi tâm tư, tình cảm, chuyện trò với nhau.
+ Âm thanh giúp cho con người nghe được các tín hiệu đã qui định: tiếng trống trường, tiếng còi xe, tiếng kẻng, tiếng còi báo hiệu có đám cháy, báo hiệu cấp cứu…

Câu hỏi 1: Những người khiếm thính không nghe được âm thanh gặp khó khăn gì trong cuộc sống? Hãy đề xuất cách giúp họ vượt qua được khó khăn này.
Trả lời:
- Những người khiếm thính không nghe được âm thanh nên gặp khó khăn trong việc sinh hoạt, tiếp nhận các thông tin. Việc nghe giảng cũng rất khó khăn, dẫn tới các trở ngại trong học tập.
- Để vượt qua khó khăn này họ có thể học khẩu hình miệng, ngôn ngữ kí hiệu, ngôn ngữ hình thể...

Câu hỏi 2: Âm nhạc giúp ích gì cho em? Em biết những loại nhạc cụ nào?
Trả lời:
Âm nhạc giúp em thư giãn.
Một số loại nhạc cụ mà em biết: đàn ghi-ta, piano, kèn, trống, sáo, ...

2. Tìm hiểu cách làm một số nhạc cụ phát ra âm thanh
Hoạt động 1: Sử dụng đàn ghi-ta, sáo, trống (Hình 2) và làm chúng phát ra âm thanh. Bộ phận nào ở mỗi nhạc cụ phát ra âm thanh?

Trả lời:
Bộ phận phát ra âm thanh:
a - Dây đàn.
b - Mặt trống.
c - Cột không khí trong sáo.

Hoạt động 2: Thu thập thông tin về một số nhạc cụ qua in-tơ-nét, sách, báo và nêu: Tên nhạc cụ; Cách làm phát ra âm thanh; Bộ phận phát ra âm thanh.
Trả lời:
Nhạc cụ Cách làm phát ra âm thanh Bộ phận phát ra âm thanh
Đàn tranh Để chơi đàn ta cần dùng móng chất liệu kim loại, đồi mồi hoặc sừng để gảy dây đàn. Dây đàn
Sáo trúc Thổi hơi và dùng tay bấm các nốt. Cột khí bên trong ống sáo bị dao động và phát ra âm thanh.
Đàn T'rưng Người chơi đàn sẽ dùng 2 dùi bọc vải gõ lên các ống. Ống đàn
Đàn bầu Chơi bằng que hoặc miếng gảy để gảy dây đàn. Dây đàn

Hoạt động 3: So sánh về cách các nhạc cụ nêu trên phát ra âm thanh.
Trả lời:
Giống nhau: Khi phát ra âm thanh ta thấy các dụng cụ đều dao động.
Khác nhau: Bộ phận phát ra âm thanh của các dụng cụ khác nhau là khác nhau.

3. Tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn
Hoạt động trang 43:
- Quan sát hình 3 và cho biết, những người trong hình đang bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn gì. Vì sao những âm thanh đó gây ra ô nhiễm tiếng ồn?
- Đề xuất cách làm giảm tiếng ồn cho những người ở hình 3a, 3b.
- Đề xuất cách hạn chế ô nhiễm tiếng ồn cho những người sống ở xung quanh khu vực như hình 3c.

Trả lời:
- Những người trong hình đang bị ảnh hưởng bởi:
a - Tiếng ồn do khoan cắt ở những côn trình đang thi công.
b - Tiếng ồn từ những xưởng cắt, cưa gỗ.
c - Tiếng ồn từ các phương tiện tham gia giao thông.
- Đề xuất cách làm giảm tiếng ồn cho những người ở hình 3a, 3b: Sử dụng nút bịt tai chống ồn; Dùng cửa cách âm; Đóng kín cửa sổ và cửa ra vào; Trang bị rèm cửa cách âm; Xây dựng tường vách cách âm.
- Đề xuất cách hạn chế ô nhiễm tiếng ồn cho những người sống ở xung quanh khu vực như hình 3c: thay đổi động cơ vận hành; xây dựng lộ trình giảm bớt phương tiện cá nhân; nghiên cứu những vật liệu chống ồn để xây dựng đường sá, tường cách âm…

Câu hỏi 1: Kể những tiếng ồn em thường nghe thấy ở trường và ở nhà.
Trả lời:
- Tiếng ồn em nghe thấy ở trường học: Tiếng học sinh nô đùa trong giờ ra chơi, tiếng các phương tiện giao thông hoạt động ngoài đường, tiếng ve kêu khi mùa hè, …
- Các tiếng ồn em nghe thấy ở nhà: tiếng động cơ ô tô, xe máy, ti vi, loa đài, tiếng người nói, tiếng chó sủa …

Câu hỏi 2: Nêu tác hại của tiếng ồn đối với con người.
Trả lời:
Tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của con người: gây mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, tổn thương tai… và ảnh hưởng tới năng suất làm việc, trao đổi thông tin của con người.

Câu hỏi 3: Em có thể làm gì để giảm tác hại của ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người khác?
Trả lời:
Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: không gây tiếng ồn ở nơi công cộng; sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn truyền đến tai; tuyên truyền cho người thân và những người xung quanh biết tác hại của tiếng ồn và cách phòng tránh chúng, ...

Câu hỏi 4: Khi tham quan viện bảo tàng, em sẽ nói gì với các bạn đang thảo luận sôi nổi và cười nói to?
Trả lời:
Khi tham quan viện bảo tàng, với các bạn đang thảo luận sôi nổi và cười nói to em sẽ nói các bạn không được cười nói to vì như vậy sẽ gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Em có thể trang 44: Làm nhạc cụ như hình 4 và nhận xét về âm thanh phát ra khi gõ vào các chai hoặc thổi nhẹ qua miệng mỗi chai.

Trả lời:
Sau khi gõ vào các chai hoặc thổi nhẹ vào miệng mỗi chai khác nhau thì ta sẽ thấy mỗi chai phát ra một âm thanh khác nhau. Từ đó tạo nên một bản nhạc có nhiều nốt trầm bổng khác nhau. Cụ thể là chai nhiều nước sẽ phát ra âm thanh trầm hơn và ngược lại.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây