© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề cương ôn tập cuối học kì 2, Lịch sử 11

Thứ sáu - 28/04/2023 11:20
Đề cương ôn tập cuối học kì 2, Lịch sử 11, phần tự luận. Các em nhớ học thuộc nhé
l . Tự luận
câu 1 [nhận biết ] cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân việt nam từ 1858 đến 1884 là
−chiến sự đà nẵng (1858):
→Chiều 31/8/1858 Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
Ngày 1/9/1858: Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam.
→do ‘Nguyễn Tri Phương’ chỉ huy , kế hoạch ‘vườn ko nhà trống'
 →Kết quả: Pháp bị cầm chân tại Đà Nẵng 5 tháng. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bước đầu bị thất bại.
− kháng chiến ở gia định (1859− 1860):
  →nhân dân chủ động kháng chiến ngay từ đầu làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của pháp  → pháp gặp khó khăn  → buộc dừng tấn công
  →triều đình xuất hiện tư tưởng cầu hòa , nhân dân tiếp tục tấn công ở đồn chợ rẫy 7/1860  → pháp ko mở rộng đánh chiếm được gia định
− các tỉnh miền đông nam kì (23/2/1861):
 →pháp tấn công đại đồn chí hòa, nguyễn tri phương rút lui , pháp chiếm định tường ,biên hòa , vĩnh long
 →trong khi phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao (nguyễn trung trực đánh chìm tàu chiến trên sông vàm cỏ đông 10/12/1861) thì triều đình đã kí với pháp hiệp ước nhâm tuất 5/6/1862,[triều đình nhượng cho pháp 3 tỉnh gia định , định tường, biên hòa].
→sau h/ước 1862 triều đình ra lệnh giải tán các nghĩa quân chống pháp, trương định(bình tây đại ng soái)chống lại lệnh tr/đình, q' tâm kháng chiến, 1864 trương định trúng đanj, ông đã tự tử để bảo toàn khí tiết
− kháng chiến ba tỉnh miền tây nam kì(1867) :
→Ngày 20/6/1867 Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long -> Phan Thanh Giản nộp thành.
→ (20-24/6/1867) Pháp chiếm trọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn 1 viên đạn., nhân dân anh dũng kháng chiến chiến ,Tiêu biểu là: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân…
→ triều đình bạc nhược nhanh chóng đầu hàng
 – kháng chiến bắc kì (1873-1874):lấy cớ giải q' vụ đuy-puy pháp đưa quân ra bắc.
→5-11-1873 tàu chiến của Pháp do Gác- ni -ê ra đến hà nội, giở trò khiêu khích quân ta.          
→19-11-1873 Pháp gửi tối hậu thư cho tổng đốc Hà Nội.       
→20-11-1873 Pháp tấn công thành Hà Nội, chúng chiếm được thành sau đó mở rộng đánh chiếm các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
→Trong thành Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Ông hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình tan rã nhanh chóng
→nhân dân ta chủ động kháng chiến , 21-12-1873 quân ta phục kích tại Cầu Giấy, Gác-ni-ê tử trận. Thực dân Pháp hoang mang chủ động đàm phán với triều đình, Năm 1874 triều đình kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất, dâng toàn bộ 6 tỉnh Nam kì cho Pháp.
=> Bản Hiệp ước đã gây nên sự bất bình lớn trong nhân dân. Từ đây phong trào kháng chiến đã chống cả thực dân và phong kiến.
–Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ kháng chiến.(1883‐1884):
→Cuộc chiến đấu ở Hà Nội:Nhân dân đốt nhà đốt phố để cản giặc, Quân triều đình dưới sự lãnh đạo của tổng đốc Hoàng Diệu kiên quyết chống cự nhưng không giữ được thành, Hoàng Diệu tự vẫn,Quân dân Hà Nội chiến đấu với tinh thần anh dũng
→Cuộc chiến đấu ở các tỉnh Bắc Kỳ :Các văn thân sỹ phu tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến anh dũng như ở : Sơn Tây, Nam Định …

câu 2 [vận dụng] so sánh điểm khác nhau giữa phong trào cần vương và khởi nghĩa yên thế
- Sự giống nhau giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế
Đều là phong trào yêu nước có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Đều thất bại do thiếu sự lãnh đạo của các giai cấp tiên tiến và đường lối cách mạng đúng đắn.
- Sự khác nhau giữa phong trào Cần Vương và Yên Thế
  Phong trào Cần Vương Khởi nghĩa Yên Thế
Mục đích: Chống Pháp để giành lại độc lập đồng thời khôi phục lại chế độ phong kiến Nhằm chống lại chính sách bình định của Pháp, muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và bảo vệ bản thân
Thời gian tồn tại: Được diễn ra từ năm 1885 – 1896, kéo dài trong 10 năm ở thời kì Pháp bình định Việt Nam Diễn ra từ năm 1884 – 1913, kéo dài tận 30 năm, trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất
Lãnh đạo: Các sĩ phu văn thân yêu nước Nông dân.
Địa bàn hoạt động: Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ Diễn ra trên một địa phương nhỏ hẹp phía tây bắc tỉnh Bắc Giang
Lực lượng tham gia: Gồm nhiều tầng lớp, trong đó có thể kể đến văn thân, sĩ phu, nông dân Nông dân
Phương thức đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang Cũng là khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến
Tính chất: Phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến. Phong trào nông dân mang tính tự phát
 

câu 3 [vận dụng cao] nguyên nhân thất bại và bài học kinh nghiệm của các phong trào chống thực dân pháp là
* Nguyên nhân thất bại:
– Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không thể tập hợp, đoàn kết để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống Pháp.
   – Thiếu sự thống nhất, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa với nhau.
   – Cách đánh giặc chủ yếu là dựa vào địa thế hiểm trở (như khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy…)
 – Thực dân Pháp còn mạnh, tương quan lực lượng bất lợi cho ta…
 * Bài học kinh nghiệm:[cho cả phong trào cần vương và yên thế]
   – Cần có một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo. đường lối chính trị đúng đắn.
   – Phải có sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa.
   – Phải chủ động, linh hoạt trong cách đánh…

[*phong trào cần vương*]
 *nguyên nhân thất bại
+ còn mang tính địa phương, chưa có sự liên kết
+ ko thấy chế độ phong kiến đã lỗi thời
+ hậu cần thiếu thốn, vũ khí thô sơ
+ sự hạn chế về lực lượng chiến thuật và tinh thần chiến đấu
+ thiếu sự tổ chức lãnh đạo thống nhất
+ chưa thúc đẩy động viên khai thác triển để sự ủng hộ của nhân dân, sự mâu thuẫn về tôn giáo và sắc tộc

[*khởi nghĩa yên thế*]
 *Nguyên nhân thất bại
- Dù địa bàn hoạt động của khởi nghĩa trải rộng hơn các khởi nghĩa cùng thời nhưng vẫn không đủ đáp ứng để trở thành cuộc kháng chiến đủ để đánh bại thực dân Pháp và triều đình Nguyễn.
- Những nhà lãnh đạo vẫn chưa có tầm nhìn rộng hơn, do thành phần nghĩa quân là các nông dân nên mối lo chủ yếu của họ là cơm ăn áo mặc, chưa phải là giải phóng toàn bộ dân tộc.
- Nghĩa quân dễ tan rã, phụ thuộc quá nhiều vào người chỉ huy.
- Lực lượng, vũ khí chênh lệch quá nhiều so với địch . Chưa có sự liên kết chặt chẽ với các phong trào khác, vẫn mang tính rời rạc.

ll. Trắc nghiệm
 câu 1 : tác động của hiệp ước 1883,1884 là  
* Hiệp ước Hác – măng(1883):
- Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.
+ Nam Kì là thuộc địa, Bắc Kì là đất bảo hộ, Trung Kì do triều đình quản lí.
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.
+ Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.
- Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.
- Về kinh tế: Pháp kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
- Sau Hiệp ước Hác-măng, Pháp chiếm hàng loạt các tỉnh Bắc Kì: Bắc Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên...
* Hiệp ước Pa-tơ-nốt(1884):
=> Với hiệp ước này, nhà nước phong kiến Việt Nam với tư cách một quốc gia độc lập đã hoàn toàn sụp đổ, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng thàng Tám năm 1945.
  I. Phong trào Cần Vương bùng nổ.
1.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần vương.
a. Nguyên nhân:
Những hành động của phái chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành chủ quyền.
Thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến
=> Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước.
b. Diễn biến:
Đêm 4 rạng 5/7/1885,Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp vào tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
Rạng sáng 5/7/1885,Pháp phản công.Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra khỏi kinh thành lên Tân Sở (Quảng Trị).
13/7/1885,Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương,kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương.
  Giai đoạn 1 (1885 – 1888) Giai đoạn 2 (1888 – 1896)
Lãnh đạo Hàm Nghi,Tôn Thất Thuyết, các văn thân,sĩ phu yêu nước Các văn thân,sĩ phu yêu nước
 
Lực lượng Đông đảo nhân dân,có cả dân tộc thiểu số Đông đảo các tầng lớp nhân dân
Địa bàn Phạm vi rộng lớn nhất là ở Trung Kì và Bắc Kì. Thu hẹp,qui mô thành trung tâm lớn,chủ yếu ở miền núi và trung du
Kết quả Cuối năm 1888,Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang Angiêri. Đến năm 1896 phong trào thất bại.
 
Đặc điểm Dưới sự chỉ huy chung của triều đình, phong trào diễn ra mạnh mẽ với qui mô rộng lớn.Tiêu biểu là Bắc Kì và Trung Kì. Dưới sự chỉ huy của văn thân,sĩ phu,phong trào tiếp tục phát triển và quy tụ thành những trung tâm ở miền núi và trung du.
 

[ý nghĩa lịch sử của phong trào cần vương]
-Nêu một tấm gương chiến đấu anh dũng sáng ngời của nhân dân các dân tộc Thanh Hóa trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
-Gây cho pháp tổn thất nặng nề làm chậm bước tiến trong âm mưu bình định của chúng. Đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng, về chiến tranh du kích, về tổ chức đấu tranh cho phong trào giải phóng dân tộc sau này.
3.phong trào cần vương
  Khởi nghĩa Bãi Sậy   Khởi nghĩa Hương Khê
Lãnh đạo Nguyễn Thiện Thuật   Phan Đình Phùng,
Cao Thắng
Địa bàn hoạt động Căn cứ chính:Bãi Sậy (Hưng Yên).Hoạt động sang cả Hải Dương, Bắc Ninh   Căn cứ chính: Hương Khê (Hà Tĩnh).       Hoạt động rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Kì.
Hoạt động chính 1885 đến 1887:
Nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc càn quét, gây cho địch nhiều thiệt hại.
1888 đến 1892:
Nghĩa quân chiến đấu quyết liệt, di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn.
 
  1885 đến 1888:
Chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương thực.
1888 đến 1896:
Chiến đấu quyết liệt, mở các cuộc tập kích, đẩy lùi quân địch, chủ động tấn công nhiều trận lớn.
Kết quả, ý nghĩa Khi quân Pháp bao vây, Nguyễn Thiện Thuật phải sang Trung Quốc, Đốc Tít ra hàng (1889).
Để lại những kinh nghiệm tác chiến ở vùng đồng bằng.
. Phan Đình Phùng hi sinh, đến 1896 khởi nghĩa thất bại.
Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương.
                                                                                                        
  2. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)
a. Nguyên nhân:
Kinh tế nông nghiệp sa sút, một bộ phận cư dân đồng bằng Bắc Kì phải phiêu tán lên Yên Thế sinh sống.
Khi Pháp mở các cuộc hành quân bình định, cuộc sống người dân bị xâm phạm, nông dân Yên Thế đã đứng dậy khởi nghĩa.
b. Diễn biến:
1884 - 1892: dưới sự chỉ huy của Đề Nắm, nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của giặc Pháp.
1893 - 1897: do Đề Thám lãnh đạo, hai lần tạm hòa với Pháp, nghĩa quân làm chủ 4 tổng ở Bắc Giang (Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ, Hữu Thượng).
1898 - 1908: 10 năm hòa hoãn, sản xuất luyện tập quân sự, hội tụ những nghĩa sĩ yêu nước.
1909 - 1913: Pháp ra sức tấn công, nghĩa quân di chuyển nhiều nơi. Tháng 2/1913, Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa tan rã.
c. Ý nghĩa:
Thể hiện tiềm năng, ý chí, sức mạnh to lớn của nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.                                                                                                                            

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây