© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Chủ nhật - 10/12/2017 23:10
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
I. Châu Âu trong những năm 1918-1929.

1. Những nét chung.
 
Câu hỏi. Em hãy nhắc lại hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?
 
- 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.
- Nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy... bị tàn phá.
- Chi phí chiến tranh khoảng 85 tỉ đô la.
 
Câu hỏi. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, do hậu quả của chiến tranh, bản đồ chính trị của châu Âu đã thay đổi như thế nào?
 
Xuất hiện một số quốc gia mới: Áo, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan...
 
Câu hỏi. Nguyên nhân nào thúc đẩy phong trào cách mạng ở các nước tư bản phát triển vào những năm 1918-1923?
 
Nguyên nhân thúc đẩy phong trào cách mạng ở các nước tư bản phát triển vào những năm 1918-1923 là:
 
Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản (cả những nước thắng trận và bại trận) lâm vào cuộc khủng hoảng trâm trọng về mọi mặt.
Ảnh hường vang dội của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã tác động đến phong trào công nhân, làm bùng nổ cao trào cách mạng ở hầu khắp các nước châu Âu.
 
Câu hỏi. Vì sao trong những năm 1918-1923, nền thống trị của giai cấp tư sản châu Âu lâm vào tình trạng không ổn định?
 
Nền thống trị của giai cấp tư sản châu Âu lâm vào tình trạng không ổn định, thậm chí khủng hoảng trầm trọng là do cao trào cách mạng đã bùng nổ ở khắp các nước châu Âu.
 
Câu hỏi. Từ năm 1924 đến năm 1929, tình hình các nước tư bản châu Âu như thế nào?
 
Trong những năm 1924-1929, các nước tư bản châu Âu không còn lâm vào tình trạng khủng hoảng nữa, đã phục hồi mức sản xuất như trước chiến tranh và bước vào quá trình phát triển nhanh chóng về mọi mặt. Sở dĩ có sự phục hồi và phát triển này là do các chính quyền các nước tư bản châu Âu đã đẩy lùi được cao trào cách mạng trong nước và củng cố nền thống trị. Tuy nhiên, sự ổn định và phát triển này chỉ là tạm thời, vì liên tiếp sau đó chủ nghĩa tư bản lại lâm vào khủng hoảng.
 
Câu hỏi. Sản lượng than và thép của Anh, Pháp, Đức những năm 1920-1929 (đơn vị triệu tấn)
 
Các nước THAN THÉP
1920 1929 1920 1929
Anh 233,0 262,0 9,2  9,8
Pháp  25,3 55,0 2,7 9,7
Đức 222,0 337,0 7,8 16,2
 
Qua bảng thống kê trên, em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp của ba nước Anh, Pháp, Đức.
 
- Sự phát triển của hai ngành kinh tế chủ yếu (than, thép) ở châu Âu thời điểm 1929 tăng trưởng nhanh chóng.
- Giữa các nước sự phát triển cũng không điều nhau, Đức vươn lên phát triển nhanh chóng nhất.
 
2. Cao trào cách mạng 1918-1923. Quốc tế Cộng sản thành lập.
 
Câu hỏi. Nguyên nhân dẫn đến cao trào cách mạng 1918-1923?
 
- Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga.
 
Câu hỏi. Vì sao cách mạng bùng nổ ở Đức?
 
- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nước Đức bại trận chịu hậu quả nặng nề với 1,7 triệu người chết, mất toàn bộ thuộc địa, phải cắt 1/8 diện tích lãnh thổ của mình cho nước ngoài và phải trả những khoản tiền bồi thường chiến tranh rất lớn. Nước Đức lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
 
- Ảnh hưởng vang dội của Cách mạng tháng Mười Nga cũng đã tác động đến đất nước này. Tất cả những điều trên đã làm bùng nổ phong trào cách mạng ỏ Đức vào tháng 11-1918.
 
Câu hỏi. Cách mạng tháng 11-1918 ở Đức có những kết quả, hạn chế gì?
 
Cách mạng tháng 11-1918 ở Đức đã lật đổ nền quân chủ, vua Vin-hem II buộc phải thoái vị, thiết lập chế độ Cộng hòa tư sản. Trên cơ sở đó, tháng 11-1918, Đảng Cộng sản Đức thành lập, đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Đức. Mặc dù đã lật đồ chế độ quân chủ Vin-hem II, thiết lập nền cộng hòa, nhưng Cách mạng tháng 11-1918 ở Đức vẫn chỉ dừng lại ở tính chất dân chủ tư sản, vì cuối cùng mọi thành quả của cách mạng đều rơi vào tay giai cấp tư sản.
 
Câu hỏi. Phong trào cách mạng 1918 - 1923 có gì khác so với phong trào cách mạng cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
 
- Hình thức đấu tranh cao hơn : Bãi công => khởi nghĩa vũ trang.

- Kết quả cao hơn:
+ Giai cấp công nhân các nước trưởng thành.
+ Các Đảng Cộng sản ở nhiều nước ra đời.
 
Câu hỏi. Em hãy kể tên một số Đảng Cộng sản đã được thành lập qua cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước châu Âu.
 
Đảng Cộng sản Hung-ga-ri (1918)
Đảng Cộng sản Pháp (1920)
Đảng Cộng sản Anh (1920)
Đảng Cộng sản I-ta-li-a (1920)
 
Câu hỏi. Quốc tế Cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào?
 
Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản là một yêu cầu khách quan và bức thiết của phong trào công nhân và cách mạng thế giới lúc này. Những tiền đề dẫn tới sự ra đời của Quốc tế Cộng sản là thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và sự
ra đời của nhiều đảng Cộng sản.
 
- Lê-nin vả Đảng Bôn-sê-vích đà có công lao to lớn trong việc thành lập Quốc tế Cộng sản.

- Ngày 2-3-1919, Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản (gọi tắt là Quốc tế III) đã khai mạc ở Mát-xcơ-va. Đây là một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
 
Câu hỏi. Trong quá trình tồn tại của mình (1919-1943) Quốc tế Cộng sản đã tiến hành mấy lần đại hội?
 
Từ 1919-1943, Quốc tế Cộng sản đã tiến hành 7 lần đại hội để vạch ra đường lối chiến lược, sách lược cách mạng phù hợp với từng thời kì, đã có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
 
Câu hỏi. Vì sao đến năm 1943 Quốc tế Cộng sản tuyên bố tự giải tán?
 
Năm 1943, tình hình thế giới có nhiều thay đổi, chiến tranh lan rộng toàn thế giới, phong trào cách mạng thế giới ngày càng phát triển đa dạng, một sự chỉ đạo chung cho cách mạng thế giới lúc này của Quốc tế Cộng sản không còn phù hợp như trước đây nữa. Vì vậy, tổ chức quốc tế này đã tuyên bố tự giải tán.
 
Tuy vậy, trong quá trình tồn tại của mình, Quốc tế Cộng sản đã có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.
 
II. Châu Âu trong những năm 1929-1939.

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1939) và những hậu quả của nó. 
 
Câu hỏi. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 được gọi là cuộc khủng hoảng “thừa”? Các biện pháp mà các nước tư bản thực hiện nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đó?
 
- Sản xuất “cung” vượt quá “cầu”, hàng hóa ế thừa, sức mua cua người dân giảm sút đưa đến khủng hoảng.
 
- Hai biện pháp để giải quyết khủng hoảng:
 
+ Thực hiện những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. (Anh, Pháp, Mĩ) nơi có chế độ chính trị khá ổn định.
 
+ Phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản).
 
Câu hỏi.
hinh1
Qua sơ đồ trên, em có nhận xét gì về tình hình sản xuất ở Liên xô và Anh trong những năm 1929-1931?

- Sơ đồ thể hiện hai chiều hướng trái ngược nhau trong nên sản xuất của Anh (nước tư bản chủ nghĩa) và của Liên xô (nước xã hội chủ nghĩa) trong những năm 1929 -1931
+ Anh: Sản lượng thép sụt giảm.
+ Liên xô: Sản lượng thép tăng trưởng nhanh.
 
Câu hỏi. Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất?
 
Đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất vì làm ảnh hưởng và lan rộng đến tất cả các nước, dù là nước tư bản phát triển như Anh, Pháp... hay các nước thuộc địa, phụ thuộc.
 
Kéo dài nhất vì đây là cuộc khủng hoảng kéo dài 5 năm (từ 1929-1933), dài hơn các cuộc khủng hoảng trước đó.
 
Gây thiệt hại nặng nề nhất vì những thiệt hại do cuộc khủng hoảng đưa đến là không thể tính được. Cuộc khủng hoảng diễn ra trên tất cả các mặt của kinh tế thế giới. Đặc biệt, hậu quả chính trị-xã hội tai hại nhất là nạn thất nghiệp, phong trào đấu tranh ngày càng tăng của nhân dân các nước, dẫn đến việc chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước... 
 
Câu hỏi. Nêu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với nước Đức?
 
Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức, để đối phó lại khoa học kĩ thuật và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao. Giai cấp tư sản cầm quyền ở Đức quyết định đưa Hít - le thủ lĩnh Đảng quốc xã Đức lên nắm chính quyền => Ngày 40/1/1933. Hít-le lên làm thủ tướng và ngay sau đó biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh.
 
Câu hỏi. Em hãy nói rõ những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đối với các nước tư bản chủ nghĩa?
 
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) được thể hiện rõ trên các mặt sau đây:
 
- Hậu quả kinh tế: Tàn phá tất cả các ngành kinh tế, kéo lùi sức sản xuất...
- Hậu quả về xã hội: Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.
- Hậu quả về chính trị: Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản).
- Về quan hệ quốc tế: Xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
 
Câu hỏi. Trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939), hệ thống chủ nghĩa tư bản đã trải qua các giai đợt phát triển nào?
 
Trong khoảng 20 năm, giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, chủ nghĩa tư bản đã trải qua các giai đoạn thăng trầm sau:
 
Giai đoạn 191 8-1923: Chủ nghĩa tư bản lâm vào khủng hoảng kinh tế, chính trị. Giai đoạn 1924-1929: Chủ nghĩa tư bản bước vào thời kì ổn định về chính trị và phát triển nhanh chóng về kinh tế.

Giai đoạn 1929-1939: Chủ nghĩa tư bản lâm vào cuộc đại khủng hoảng kinh tế, dẫn đến việc chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở một số nước, xuất hiện hai khối đế quốc đối lập, nguy cơ chiến tranh thế giới mới bùng nổ.
 
Câu hỏi. Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức?
 
Trước sự tàn phá nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao của nhân dân, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le lên làm Thủ tướng, giai cấp tư sản dung túng cho chủ nghĩa phát xít, phong trào cách mạng không đủ sức đẩy lùi chủ nghĩa phát xít.
 
2. Phong trào mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh 1929 – 1939.

Câu hỏi. Hoàn cảnh nào dẫn đến việc thành lập phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh (1929 - 1939)?

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1939 đã làm cho các nước tư bản lao đao. Để thoát khỏi khủng hoảng, các nước tư bản phải lựa chọn một trong hai con đường: thực hiện chính sách cải cách kinh tế - xã hội hoặc phát xít hóa bộ máy chính quyền, chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới. Nước Đức, I-ta-li-a và Nhật bản đã chọn con đường thứ hai.
 
Trước thảm họa của chủ nghĩa phát xít và cuộc chiến tranh thế giới mới mà bọn phát xít đang cố tình gây ra, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và chống chiến tranh đã lan rộng ở nhiều nước tư bản, nhất là ở Pháp và Tây Ban Nha.
 
Câu hỏi. Vì sao nhân dân Pháp đẩy lùi được chủ nghĩa phát xít?
 
Để đẩy lùi và đánh bại chủ nghĩa phát xít, Đảng Cộng sản Pháp đã huy động kịp thời quần chúng xuống đường đấu tranh, thống nhất lực lượng, tập hợp các đảng phái, đoàn thể trong mặt trận chung. Đồng thời, Đảng Cộng sản Pháp cũng đề ra cương lĩnh phù hợp với đông đảo quần chúng. Kết quả, trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5-1936. Mặt trận nhân dân Pháp giành được thắng lợi.
 
Câu hỏi. Mặt trận nhân dân chống phát xít và chống chiến tranh ở Tây Ban Nha có gì khác so với Mặt trận nhân dân chống phát xít và chống chiến tranh ở Pháp?
 
Điểm khác với Mặt trận nhân dân Pháp là ở Tây Ban Nha đã diễn ra cuộc chiến tranh cách mạng kéo dài hơn 3 năm (1936-1939) chống lực lượng can thiệp của phát xít Đức, I-ta-li-a và các thế lực phát xít Phrăng-cô. Ngoài ra đội quân tình nguyện quốc tế đến từ 53 nước trên thế giới cũng đã tham gia chiến đấu bên cạnh các chiến sĩ Tây Ban Nha.
 
Câu hỏi. Tại sao Quốc tế Cộng sản quyết định thành lập Mặt trận Nhân dân chống phát xít ở mỗi nước? Sự ra đời của Mặt trận Nhân dân Pháp có tác động như thế nào đến cách mạng Việt Nam?
 
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít đe dọa sự ổn định, hòa bình và an ninh của nhân loại.
 
- Yêu cầu thành lập một Mặt trận Nhân dân đê đoàn kết nhân dân các nước chống kẻ thù chung là chủ nghĩa phát xít, là cần thiết.
- Sự ra đời của Mặt trận Nhân dân Pháp (1935) có tác động tích cực đến cách mạng Việt Nam vì: Mặt trận có nhiều chính sách tiến bộ thực hiện ở các thuộc địa, thả tù chính trị, tự do hội họp... tạo điều kiện cho lực lượng cách mạng ở nước ta phục hồi sau thời kì bị thực dân Pháp khủng bố.
 
Câu hỏi. Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp?
 
Ở Đức: giai cấp tư sản cầm quyền ủng hộ, dung túng chủ nghĩa phát xít, đưa Hít-le lên cầm quyền. Phong trào cách mạng không đủ sức đẩy lùi chủ nghĩa phát
xít.

Ở Pháp: Đảng Cộng sản Pháp kịp thời huy động các Đảng phái, đoàn thể trong một mặt trận chung - mặt trận nhân dân Pháp. Cương lĩnh của mặt trận phù hợp với quyền lợi của đông đảo quần chúng.
 
Câu hỏi. Hãy nêu tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918-1929?
 
Trong những năm 1918-1923, các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.
 
Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917, một cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở các nước tư bản trong những năm 1918-1923 (điển hình là ở Đức).
 
Kết quả: Đảng Cộng sản lần lượt ra đời ở các nước tư bản châu Âu. Trong bối cảnh đó đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng - Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) thành lập.
1924-1929, chính quyền tư sản các nước đã đẩy lùi phong trào cách mạng và củng cố nền thống trị kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh chóng.
 
Câu hỏi. Quốc tế Cộng sản đã có những đóng góp gì cho phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919-1943?
 
Quốc tế Cộng sản đã tiến hành bảy lần đại hội, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới.
 
Trước nguy cơ phát triển của chủ nghĩa phát xít, Quốc tế Cộng sản đã kêu gọi nhân dân các nước thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít.
 
=> Quốc tế Cộng sản đã có công lao to lớn trong việc thống nhất vả phát triển phong trào cách mạng thế giới.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây