© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Chủ đề nhánh: Mưa có từ đâu?, Ngày thứ ba

Thứ sáu - 30/10/2020 10:39
Chủ đề nhánh: Mưa có từ đâu?, Ngày thứ ba
Giáo án mầm non: Kế hoạch giáo dục chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên. Chủ đề nhánh: Mưa có từ đâu?, Ngày thứ ba
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MƯA CÓ TỪ ĐÂU?
Ngày: Thứ ba
 

I. Đón trẻ:

- Đón trẻ, trò chuyện với phụ huynh.
- Trò chuyện với trẻ về nước. Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường biển 
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi.

II. Thể dục buổi sáng

   Tập với đĩa thể dục bài : “Cho tôi đi làm mưa với”
* Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối, chạy nhanh, chạy chậm.
* Trọng động:
+ Hô hấp: Gà gáy
+ Tay: Đưa tay ra trước lên cao
+ Lườn: Đứng quay người sang hai bên
+ Chân: Bước khụy một chân ra phía trước, chân sau thẳng
+ Bật: Bật chân sáo.
* Hồi tĩnh: Thả lỏng điều hòa.

III. Hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG HỌC: LQVT
ĐỀ TÀI: ĐONG LƯỜNG NƯỚC BẰNG MỘT ĐƠN VỊ ĐO
1. Mục đích, yêu cầu:

* Kiến thức:
- Trẻ  biết cách đo một lượng nước bằng một đơn vị đo.
- Nhận xét và nói được nguyên nhân và kết quả khi quan sát
* Kỹ năng:
- Trẻ biết dùng ca đong nước đổ vào chai nhựa .
* Thái độ:
- Thông qua bài học giáo dục trẻ biết giữ nguồn nước sạch. Khi sử dụng không làm đổ nước ra ngoài. Trẻ biết đoàn kết trong khi chơi.

2. Chuẩn bị:

- Ti vi giáo án nội dung bài dạy.
 - Mỗi trẻ 1 ca nhựa, 1 chai nhựa, xô đựng nước.

3. Tiến hành tổ chức

* HĐ1: Ổn định
- Hát “Trời nắng trời mưa”
- Trời mưa thì có nước, nước rất quan trọng đối với con người chúng ta phải không các con ? Hãy kể cho cô nghe một số nguồn nước mà con biết ?
  Muốn biết chai đựng nước này nhiều hay ít, hôm nay cùng cô đo lượng nước bằng một đơn vị đo lường là ca nhé!
* Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
  Cung cấp kiến thức: Đo lường bằng một đơn vị đo:
- Trước mặt các con là cái chai làm bằng gì?
- Muốn có nước ở chai các con phải làm gì?
- Trong xô cô đựng gì đây?
- Nào các con dùng nước đổ vào chai, khi múc các con đếm số lần múc đổ vào chai....
- Nào mỗi bạn có một chai nước đầy rồi, nhưng mỗi bạn không biết chứa được bao nhiêu ca nước....                
- Trẻ đổ nước ra ca sau đó đổ vào xô. Mỗi lần đổ đếm kết quả đong đo của mình.
- Yêu cầu trẻ nói số nước trong ca không chẵn cốc: Ví dụ: Con đo được 3 cốc đầy và con thừa một ít, hoặc con còn ít nữa là con được 4 cốc.
  Luyện tập
  Trò chơi 1: "Đổ nước vào chai"
- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, đứng thành 2 hàng dọc dưới vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh bắt đầu, lần lượt mỗi bạn của từng đội sẽ chui qua các vòng tới lấy nước đổ vào chai và quay về cuối hàng đứng để bạn kế tiếp thực hiện lượt chơi
- Luật chơi: Trong vòng một bản nhạc đội nào đổ nước đầy chai trước sẽ chiến thắng.
- Thông qua bài học giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước
* Hoạt động  3: Kết thúc
 - Hát bài "Cho tôi đi làm mưa với" và chuyển sang hoạt động khác 

IV. Hoạt động ngoài trời:

- Hoạt động có mục đích: Cho trẻ dùng que vẽ hạt mưa dưới nền sân trường.
- Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích

V. Hoạt động góc:

- Góc xây dựng: Xây dựng hồ Phú Ninh.
- Góc phân vai: Chơi bán hàng.
- Góc nghệ thuật: Vẽ, xé,cắt dán trười mưa.
- Góc âm nhạc: Hát và vận động một số bài hát trong chủ đề.

VI. Vệ sinh, ăn ngủ:

- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
- Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
- Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng và làm vệ sinh cá nhân.

VII. Hoạt động chiều:

- Cho trẻ thực hiện vở ở trường.
- Nhận xét, nêu gương, cắm cờ.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc

VIII. Trả trẻ:

- Trẻ tham gia cùng cô sắp xếp lớp học gọn gàng.
- Trò chuyện với trẻ chuẩn bị cho hoạt động học ngày hôm sau.
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân. Ra về.
- Trao đổi trò chuyện với PHHS về tình hình của trẻ trong ngày.
- Thông báo cho PH các hoạt động cần  thiết trong ngày tiếp theo

IX. Đánh giá cuối ngày:

……………………………
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây