© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Chủ đề nhánh: Mưa có từ đâu?, Ngày thứ hai

Thứ sáu - 30/10/2020 10:36
Chủ đề nhánh: Mưa có từ đâu?, Ngày thứ hai
Giáo án mầm non: Kế hoạch giáo dục chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên. Chủ đề nhánh: Mưa có từ đâu?, Ngày thứ hai

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MƯA CÓ TỪ ĐÂU?

Ngày: Thứ hai

I. Đón trẻ:

- Đón trẻ, trò chuyện với phụ huynh.
- Trò chuyện với trẻ về nước. Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường biển 
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi.

II. Thể dục buổi sáng

   Tập với đĩa thể dục bài : “Cho tôi đi làm mưa với”
* Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối, chạy nhanh, chạy chậm.
* Trọng động:
+ Hô hấp: Gà gáy
+ Tay: Đưa tay ra trước lên cao
+ Lườn: Đứng quay người sang hai bên
+ Chân: Bước khụy một chân ra phía trước, chân sau thẳng
+ Bật: Bật chân sáo.
* Hồi tĩnh: Thả lỏng điều hòa.

III. Hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG HỌC: KPKH
ĐỀ TÀI: MƯA CÓ TỪ ĐÂU?
1. Mục đích, yêu cầu:

 * Kiến thức:
- Trẻ biết được quá trình hình thành mưa, hiểu được vòng tuần hoàn của nước.
- Trẻ biết được tác dụng và tác hại của mưa đối  với thiên nhiên con vật và con người.
* Kỹ năng:
- Phát triển các kỹ năng quan sát, nhận xét, kết luận..trong  quá trình trải  nghiệm.
- Phát triển ngôn  ngữ mạch lạc cho trẻ
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ sức khoẻ. Trời  mưa  nên ở trong  nhà. Nếu  đi mưa phải mặc áo mưa, đội mũ..
- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ  môi trường nguồn nước.

2. Chuẩn bị:

- Slide bài giảng
- 1 bình thuỷ tinh, 1  tấm kính, phích nước nóng.

3. Tiến hành tổ chức

* Hoạt động 1: Ổn định
Nghe âm thanh: Sấm, sét, gió,mưa..
- Trời mưa có ý nghĩa như thế nào với cỏ cây, muôn thú và con người?
- Hãy cùng  chị gió  làm những cơn mưa tắm mát cho đời nhé!
- Hát: Cho tôi đi làm mưa với.
* Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
* Cung cấp kiến thức:
Làm thí nghiệm bốc hơi và  ngưng tụ.
( Cô làm thí nghiệm cho trẻ quan sát và nhận xét)
- Cô đổ nước nóng vào bình thuỷ tinh rồi lấy tấm kính đậy miệng bình: Các con quan sát  có hiện tượng gì xảy ra ?
- Cô giải thích: Nước nóng Bốc hơi làm mờ bình thuỷ tinh.
- Cô nhấc tấm kính  chắn miệng bình: Các con cùng quan sát xem có gì phía dưới tấm kính?
- Tại sao lại như vậy?
- Cô giải thích để trẻ hiểu: nước bốc hơi lên khi gặp tấm kính chắn sẽ ngưng tụ phía dưới tấm kính thành những hạt nước nhỏ li ti. Hạt nước  to hơn, nặng hơn sẽ rơi xuống.
- Cô nghiêng tấm kính, những giọt nước to rơi xuống, giống như trời mưa.
Vòng tuần hoàn của nước.
Hình ảnh 1: Mặt trời toả ánh nắng, nước bốc hơi.
  + Các con thấy những gì trên màn hình?
  + Khi  mặt trời chiếu ánh nắng xuống ao, hồ, sông, suối.. thì  có hiện tượng gì  xảy ra?
  + Nước bốc hơi đi đâu?
( Cô giải thích: Mặt  trời chiếu ánh nắng xuống đất, ao, hồ, sông, suối.. làm nước nóng lên, hơi nước bốc lên trời, gặp điều kiện lạnh sẽ ngưng tụ thành những đám mây).
Hình ảnh 2: Mây đen kéo đến.
  + Bầu trời  lúc này thế nào ?
  + Có hiện tượng gì xảy ra ?
  + Tại sao cây cối  nghiêng ngả ?
Hình ảnh 3 : Sấm chớp vang trời.
  + Khi trời sắp mưa còn có hiện tượng gì nữa ?
  + Sấm sét có ảnh hưởng như thế nào?
  -> GD trẻ khi có sấm sét không được ra ngoài trời rất nguy hiểm đến tính mạng mình.
Hình ảnh 4: Trời mưa.
  + Con nghe thấy âm  thanh gì?
  + Hạt mưa như thế nào? Đây gọi là mưa gì?
  + Mưa từ đâu rơi xuống ?
  + Khi trời mưa trên đường phố như thế nào?
  +Tại sao mọi người đi trên đường phải che ô?
  + Tại sao bé không được ra đường khi trời mưa?
-> GD trẻ trời mưa không được ra khỏi nhà.  Nếu phải ra  ngoài thì phải mặc áo mưa, đội mũ, che ô...
Hình ảnh 5 : Mưa ngấm  xuống đất, ao, hồ, sông, suối..
  + Nước mưa rơi xuống sẽ đi đâu?
  + Mưa cây cối, con vật như thế nào?
-> GD trẻ có ý thức bảo vệ nguồn nước, vì nước ô nhiễm sẽ tạo ra những cơn mưa ô nhiễm rất có hại cho môi trường và chúng ta.
Cô cho trẻ xem tiếp hình ảnh mặt trời chiếu xuống, nước bốc hơi, ngưng tụ thành  mây, trời mưa... để trẻ hiểu được nước  đi theo vòng tuần hoàn khép kín.
* Luyện tập:
Trò chơi 1: “Bé trổ tài’’
Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 nhóm vòng tròn, nhiệm vụ của các đội sẽ hội ý và sắ xếp vòng tuần hoàn của nước theo đúng trình tự. Sau đó đội trưởng sẽ thuyết trình lại vòng tuần hoàn của nước.
Luật chơi: Đội nào thực hiện đúng yêu cầu nhanh và thuyết trình đúng sẽ chiến thắng.
Trò chơi 2: “Chung tay bảo vệ môi trường nước”
Cách chơi: Ba đội sẽ bật qua các vòng tới chọn hình ảnh thể hiện sự bảo vệ môi trường nước và gắn lên bảng.
Luật chơi: Trong cùng một thời gian nếu đội nào gắn đúng và nhiều hơn thì đội đó sẽ chiến thắng.
* Hoạt động 3: Kết thúc
-  Vận động “Tia nắng hạt mưa” và chuyển sang hoạt động khác

IV. Hoạt động ngoài trời:

- Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về nước.
- Trò chơi vận động: Cáo và thỏ
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích

V. Hoạt động góc:

- Góc xây dựng: Xây dựng hồ Phú Ninh.
- Góc phân vai: Chơi bán hàng.
- Góc nghệ thuật: Vẽ, xé,cắt dán hạt mưa và trời mưa.
- Góc học tập: Đồ nét chữ đã học, làm album vòng tuần hoàn của nước.

VI. Vệ sinh, ăn ngủ:

- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
- Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
- Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng và làm vệ sinh cá nhân.

VII. Hoạt động chiều:

- Cho trẻ thực hiện vở ở trường
- Nhận xét, nêu gương, cắm cờ
- Cho trẻ xem truyện cổ tích

VIII. Trả trẻ:

- Trẻ tham gia cùng cô sắp xếp lớp học gọn gàng.
- Trò chuyện với trẻ chuẩn bị cho hoạt động học ngày hôm sau.
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân. Ra về.
- Trao đổi trò chuyện với PHHS về tình hình của trẻ trong ngày.
- Thông báo cho PH các hoạt động cần  thiết trong ngày tiếp theo

IX. Đánh giá cuối ngày:

……………………………

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây