© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Chủ đề nhánh: Mưa có từ đâu?, Ngày thứ sáu

Thứ sáu - 30/10/2020 10:45
Chủ đề nhánh: Mưa có từ đâu?, Ngày thứ sáu
Giáo án mầm non: Kế hoạch giáo dục chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên. Chủ đề nhánh: Mưa có từ đâu?, Ngày thứ sáu

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MƯA CÓ TỪ ĐÂU?

Ngày: Thứ sáu
 

I. Đón trẻ:

- Đón trẻ, trò chuyện với phụ huynh.
- Trò chuyện với trẻ về nước. Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường biển 
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi.

II. Thể dục buổi sáng

Tập với đĩa thể dục bài : “Cho tôi đi làm mưa với”
* Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối, chạy nhanh, chạy chậm.
* Trọng động:
+ Hô hấp: Gà gáy
+ Tay: Đưa tay ra trước lên cao
+ Lườn: Đứng quay người sang hai bên
+ Chân: Bước khụy một chân ra phía trước, chân sau thẳng
+ Bật: Bật chân sáo.
* Hồi tĩnh: Thả lỏng điều hòa.

III. Hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG HỌC: TD
ĐỀ TÀI: ĐI NỐI GÓT TIẾN LÙI
1. Mục tiêu yêu cầu:

* Kiến thức: Trẻ biết đi nối bàn chân tiến lùi: đứng khép chân hay tay chống hông, sau đó chuyển đứng chân trước chân sau; mũi bàn chân sau sát gót bàn chân trước. Khi đi tiến hoặc lùi đều bước từng bước, hai bàn chân luôn luôn đặt thẳng nhau theo hàng dọc, mũi bàn chân sau sát gót bàn chân trước. Đi tiến thì chân trước bước trước rồi thu chân sau lên, ngược lại khi đi lùi thì chân sau bước lùi trước
* Kĩ năng: Đi nhanh nhẹn, khéo léo
* Thái độ: Hứng thú khi được vận động

2. Chuẩn bị:

Sân rộng , sạch, 1 sợi dây thừng dài 6m. Vẽ 1 vạch làm ranh giới giữa 2 đội.

3. Tiến hành hoạt động:

* Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ đi chạy theo vòng tròn kết hợp các kiểu chân tay nhẹ  nhàng trong vòng một phút sau đó chuyển thành 3 hàng ngang.
* Hoạt động 2: Trọng động
a. Bài tập phát triển chung:
 + Động tác tay và chân thực hiện 4 lần 8 nhịp
 + Động tác bụng và bật thực hiện 2 lần 4 nhịp
- Cho trẻ tập với đĩa thể dục bài "Tia nắng hạt mưa"
b. Vận động cơ bản:
"Đi nối gót tiến lùi"
- Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2: Phân tích động tác
Cô đứng trước vạch, hai tay chống hông để giữ thăng bằng, khi có hiệu lệnh cô chuyển đứng chân trước chân sau và bước đi thẳng hướng, mũi bàn chân sau sát với gót bàn chân trước cô tiến về phía trước. Khi lùi lại mũi bàn chân lùi sau chạm vào gót bàn lùi chân trước
- Cô gọi 2 cháu lên làm mẫu cho cả lớp xem.
- Cô lần lượt cho từng trẻ tập theo hình thức thi đua.
- Cô bao quát lớp, sửa sai cho trẻ
Trò chơi vận động "Tung bóng”
- Trò chơi cũ cô phổ biến luật chơi và cách chơi
- Cho trẻ chơi.
- Cô bao quát lớp, tuyên dương trò chơi .
- Cho trẻ nêu lại đề tài vừa học
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng sân, hít thở nhẹ nhàng

IV. Hoạt động ngoài trời:

- Hoạt động có mục đích: Cho trẻ quan sát vật chìm vật nổi trong nước.
- Trò chơi vận động: Kéo co.
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời theo ý thích.

V. Hoạt động góc:

- Góc xây dựng: Xây dựng khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh.
- Góc phân vai: Bán hàng trong khu du lịch.
- Góc nghệ thuật: Hát và vận động các bài hát trong chủ đề
- Góc tiên nhiên : Cho trẻ quan sát, cham sóc cây, quan sát bầu trời.

VI. Vệ sinh, ăn ngủ

- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
- Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
- Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng, và làm vệ sinh cá nhân.

VII. Hoạt động chiều:

- Cho trẻ thực hiện vở ở trường.
- Nhận xét, nêu gương cuối tuần, phát phiếu bé ngoan
- Cho trẻ xem truyện cổ tích

VIII. Trả trẻ

- Trẻ tham gia cùng cô sắp xếp lớp học gọn gàng.
- Trò chuyện với trẻ chuẩn bị cho hoạt động học ngày hôm sau.
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân. Ra về.
- Trao đổi trò chuyện với PHHS về tình hình của trẻ trong ngày.
- Thông báo cho PH các hoạt động cần  thiết trong ngày tiếp theo

VIII. Đánh giá cuối ngày:

……………………………………

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây