KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CƠ THỂ BÉ YÊU
Ngày: Thứ sáu
I. Đón trẻ:
- Cô đón trẻ nhắc nhở trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Cho trẻ xem tranh về trường mầm non.
- Trò chuyện về công việc của các cô, các bác trong trường.
II. Thể dục buổi sáng
Tập với đĩa thể dục "
Tập thể dục buổi sáng”
* Khởi động: xoay cổ tay, bả vai, eo, gối, cổ chân…
* Trọng động:
- Hô hấp: Thổi nơ bay.
- Tay: 2 tay dang ngang bắt chéo hai tay trước ngực
- Bụng: Quay người sang hai bên
- Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục
- Bật: Bật chụm chân tách chân
* Hồi tĩnh: Thả lỏng điều hòa.
III.
Hoạt động học.
HOẠT ĐỘNG HỌC: GIÁO DỤC ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: DẠY HÁT “CÁI MŨI”
1. Mục đích yêu cầu:
+ Kiến thức:
- Trẻ hát thuộc bài hát và hát đúng nhịp bài hát “Cái mũi”
- Thông qua trò chơi giúp trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài hát
+ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nghe và khả năng cảm thụ âm nhạc.
+ Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết tự chăm sóc bản thân.
- Trẻ biết hợp tác cùng bạn qua trò chơi, hoạt động tích cực.
2. Chuẩn bị:
- Các bài hát chủ đề bản thân(Cơ thể bé).
- Ti vi, giáo án nội dung bài dạy
3. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định
- Cho trẻ chơi trò chơi “Ngửi hoa”
- Kết thúc trò chơi cô cùng trẻ trò chuyện.
+ Cháu ngửi hoa thấy thế nào ?
+ Cháu ngửi hoa bằng giác quan nào ?
- Cho trẻ xem tranh vẽ cái mũi và nhận xét.
- Cho trẻ nhận biết nhiệm vụ của mũi đối với cơ thể, và quan trọng thế nào đối với cơ thể.
* Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
a,Cung cấp kiến thức :
- Cô giới thiệu bài hát “
Cái mũi ” nhạc và lời Lê Đức
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1
- Mũi là một trong nhiều giác quan trên cơ thể con người, mũi giúp ta ngửi và hít thở. Nên các con phải biết bảo vệ mũi của mình.
- Cô hát lần 2
- Cô dạy trẻ hát từng câu đến hết bài theo nhiều hình thức
- Cho trẻ hát lại từ đầu đến hết bài hát.
- Khi trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cho từng tổ thể hiện bài hát.
- Nhóm hát, cá nhân hát
Nghe hát
- Cô giới thiệu bài hát “Bạn có biết tên tôi”
- Cô hát lần 1 cho trẻ nghe
- Lần 2 mở máy hát cho trẻ múa phụ họa cùng cô
b. Hoạt động luyện tập
*Trò chơi âm nhạc:
“ Đoán tên bạn hát ”
Cách chơi: 1 trẻ bị bịt mắt lại và cho 1 cháu hát. Khi chơi các cháu bịt mắt đoán bạn hát tên gì.
- Luật chơi: Bạn nào đoán đúng sẽ được thưởng
Giáo dục trẻ biết chăm ngoan, vâng lời ba mẹ, cô giáo, yêu thương bạn, biết chăm sóc bản thân.
Hoạt động 3: Hoạt động kết thúc
- Cho trẻ hát và vỗ tay theo nhịp điệu của bài “Cái mũi” và chuyển sang hoạt động khác
IV. Hoạt động ngoài trời:
- Hoạt động có mục đích: đọc thơ, hát, vận động các bài hát trong chủ đề.
- Trò chơi vận động: Kết bạn theo giới tính
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
V. Hoạt động góc:
- Học tập: xếp số 1-5, so hình.
- Nghệ thuật: tô màu vẽ theo ý thích
- Góc phân vai: bán hàng, gia đình búp bê.
- Góc xây dựng: Xây nhà cho bé
VI. Hoạt động ăn, ngủ:
- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
- Ăn hết khẩu phần ăn, gọn gàng sạch sẽ.
- Ngủ đảm bảo thời gian theo quy định.
VII. Hoạt động chiều:
- Tổ chức cho trẻ sinh hoạt 20/10
- Nhận xét, tuyên dương, cắm cờ
- Cho trẻ xem truyện cổ tích
VIII. Trả trẻ:
- Trao đổi trò chuyện với PHHS về tình hình của trẻ trong ngày.
- Thông báo cho PH các hoạt động cần thiết trong ngày tiếp theo
IX. Đánh giá cuối ngày:
…………………………………