© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án mầm non: Kế hoạch chủ đề: Gia đình, chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình bé. Ngày: Thứ 2

Thứ ba - 16/06/2020 11:01
Giáo án mầm non: Kế hoạch giáo dục ngày, Chủ đề: Gia đình, chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình bé. Ngày: Thứ 2
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH BÉ
Ngày: Thứ 2

I. Đón trẻ:
- Kiểm tra vệ sinh.
- Cô hướng dẫn cất đồ dùng cá nhân và vào tủ cẩn thận.
- Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình

II. Thể dục buổi sáng:
- Tập với bài “Tía má em”  (2 lần 8 nhịp)
* Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối, chạy nhanh, chạy chậm.
* Trọng động:
+ Hô hấp; Thổi nơ bay
+ Tay: Hai tay đưa lên cao, gập vào vai
+ Lườn: Hai tay chống hông, xoay người 90 độ
+ Chân:  Hai tay chống hông đưa một chân ra trước 
+ Bật: Bật tách chân, khép chân.
* Hồi tĩnh: Thả lỏng điều hòa.

III. Hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG: KPKH
ĐỀ TÀI: GIA ĐÌNH BÉ CÓ NHỮNG ĐỒ DÙNG GÌ?
 
1. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết mỗi gia đình đều dùng đồ dùng để ăn, uống, mặc,… gia đình đông con cần nhiều đồ dùng hơn gia đình ít con.
- Phân loại một số đò dùng thông thường theo chất liệu và công dụng
* Kỹ năng:
- Nhanh nhẹn, ghi nhớ có chủ đích.
* Thái độ:
- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ dùng đồ chơi trong sinh hoạt gia đình.

2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng: Các loại đồ dùng để ăn, để uống, mặc…

3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định
- Cho trẻ đọc bài thơ: “Cái bát xinh xinh”
  Trò chuyện cùng trẻ:
- Trong nhà thường có đồ dùng gì?                        
- Cô cho trẻ kể tên những loại đồ dùng mà trẻ biết.
* Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
* Cung cấp kiến thức:
- Cô giới thiệu một số đồ dùng trong gia đình cho trẻ  xem.
 + Cô đọc câu đố:  “Có chân mà chẳng biết đi lại có mặt phẳng lì cho bé ngồi lên” đố các con đó là cái gì?                                                                                 
- Cô giới thiệu cái ghế gỗ.
- Cái ghế dùng để làm gì các con?
- Cái ghế làm bằng gì?
-  Khi sử dụng cái ghế ta cần phải làm gì?                                                                    
 + Tương tự cô cho trẻ khám phá cái bàn, cái giường…
- Các đồ dùng đó làm bằng gì?
- Khi ăn cơm ta dùng đồ dùng gì?
 + Cô đưa chén (tô, dĩa, muỗn, đũa đồ dùng để nấu thức ăn soong, nồi, chảo cho trẻ quan sát và đàm thoại:
- Khi uống nước cần những đồ dùng gì?
 + Cô đưa ly, ca, bộ tách trà cho trẻ xem và quan sát, đàm thoại.
- Các loại đồ dùng đó làm bằng chất liệu gì?
Ngoài ra còn có rất nhiều đồ dùng  như đồ dùng giải trí, ti vi, máy casset, đầu đĩa…Đồ dùng để mặc, quần áo, dày dép…
- Đồ dùng để ăn, các loại lương thực, thực phẩm…
- Khi sử dụng đồ dùng, đồ chơi con phải làm gì?                       
 Gia đình đông con hay ít con dùng nhiều đồ dùng hơn?   Vì sao?
- Mỗi gia đình đều cần có nhiều đồ dùng để ăn, mặc, đi lại, giải trí…Nhưng muốn có những đồ dùng này thì cha mẹ các cháu phải làm vịêc vất vả mới có tiền mua sắm được, vì vậy khi dùng đồ dùng các con phải giữ gìn cẩn thận và thường xuyên lau chùi, rữa cho đồ dùng sạch sẽ các con nhé.
 *Luyện tập:
Trò chơi 1: “Bạn ơi! Mình cùng đoán”
+ Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội. Lần lượt mỗi đội sẽ cử 1 bạn lên cho tay vào thùng có chứa đồ dùng gia đình và sờ. Sau đó dùng lời nói để diễn tả đặc điểm của đồ vật đó để đội mình có thể đoán được tên đồ vật.
+ Luật chơi: Khi diễn tả không được nói đáp án. Kết thúc trò chơi, đội nào đoán đúng được nhiều đồ dùng nhất sẽ là đội chiến thắng.
 Trò chơi 2: “Ai nhanh hơn”.
- Cách chơi: Cô cho trẻ chia làm 3 đội. Mỗi đội có 1 bức tranh có dán các đồ dùng gia đình. Nhiệm vụ của mỗi đội sẽ khoanh vào hình ảnh đồ dùng để ăn/đồ dùng để uống/đồ dùng để mặc...theo yêu cầu của cô.
- Luật chơi: Kết thúc trò chơi đội nào thực hiện đúng yêu cầu nhanh nhất là đội chiến thắng.                                                                          
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Cho cả lớp hát bài “Nhà mình rất vui” và chuyển sang hoạt động khác.

IV. Hoạt động ngoài trời:
- Hoạt động có mục đích: Tham quan vườn rau của bé.
- Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

V. Hoạt động góc
- Góc xây dựng:  Xây ngôi nhà của bé
- Góc học tập: Xếp chữ số đã học bằng hột hạt và ghép chữ cái bằng nét chữ rời
- Góc phân vai: Bán các loại đồ dùng trong gia đình
- Góc nghệ thuật: Vẽ, tô, nặn  một số đồ dùng tronh gia đình

VI. Hoạt động ăn ngủ:
- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
- Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
- Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng, và làm vệ sinh cá nhân.

VII. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ thực hiện vở ở trường.
- Nhật xét, nêu gương, cắm cờ.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc

VIII. Vệ sinh trả trẻ:
- Vệ sinh trước khi trả trẻ
- Trao đổi trò chuyện với PHHS về tình hình của trẻ trong ngày.
- Thông báo cho PH các hoạt động cần  thiết trong ngày tiếp theo

IX. Nhận xét cuối ngày:
…………………………………………

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây