© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án mầm non: Kế hoạch Chủ đề: Gia đình, chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình bé. Ngày: Thứ 4

Thứ ba - 16/06/2020 11:05
Giáo án mầm non: Kế hoạch giáo dục ngày, Chủ đề: Gia đình, chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình bé. Ngày: Thứ 4
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH BÉ
Ngày: Thứ 4

I. Đón trẻ:
- Kiểm tra vệ sinh.
- Cô hướng dẫn cất đồ dùng cá nhân và vào tủ cẩn thận.
- Trò chuyện về cách sắp xếp đồ dùng cá nhân trong gia đình của trẻ gọn gàng, ngăn nắp.

II. Thể dục buổi sáng:
- Tập với bài “Tía má em”  (2 lần 8 nhịp)
* Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối, chạy nhanh, chạy chậm.
* Trọng động:
+ Hô hấp; Thổi nơ bay
+ Tay: Hai tay đưa lên cao, gập vào vai
+ Lườn: Hai tay chống hông, xoay người 90 độ
+ Chân:  Hai tay chống hông đưa một chân ra trước 
+ Bật: Bật tách chân, khép chân.
* Hồi tĩnh: Thả lỏng điều hòa.

III. Hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG: LQCC
ĐỀ TÀI: ÔN NHÓM CHỮ CÁI E-Ê, U-Ư

 1. Mục tiêu yêu cầu:
*  Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm của chữ cái chữ e-ê, u-ư qua trò chơi
* Kỹ năng:
- Phát triển cho trẻ kỹ năng tập trung và tư duy để có thể nghe và thực hiện tốt theo yêu cầu của cô
- Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay
* Giáo dục:
- Trẻ biết giúp mẹ làm những việc vừa sức.
- Giáo dục trẻ có nề nếp, thói quen học tập tốt

 2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng phục vụ trò chơi.
- Máy tính, giáo án điện tử
- Bài hát, bài đồng dao về chủ đề gia đình.

3. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định:      
- Cô cho trẻ hát bài “Bé quét nhà”
* Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm
* Cung cấp kiến thức:
  Cô đọc câu đố:
- Chữ gì có nét móc dưới, thêm vào sổ thẳng cho ra chữ gì?
- Cô cho trẻ xem chữ u trên màn hình.
- Cho trẻ đồng thanh
- Tương tự giới thiệu chữ u-ư, e-ê
- Cho trẻ xem chữ u-ư, e-ê trên màn hình.
- Và đồng thanh.
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo và so sánh 2 nhóm chữ u-ư; e-ê
* Luyện tập:
 Trò chơi 1: Nét vẽ ngộ nghĩnh 
- Cho trẻ vừa hát vừa vận động tay chân và vẽ chữ trên không, dưới nền theo yêu cầu của cô ( vẽ chữ : e-ê, u-ư).
Trò chơi 2: “Ai giỏi hơn”
+ Cách chơi: Mỗi trẻ có một rổ đựng các thẻ chữ. Cô giáo yêu cầu trẻ chon thẻ chữ. Sau khi có tín hiệu trẻ sẽ đưa cao đáp án.
+ Luật chơi: Khi nào hiệu lệnh vang lên mới được giơ thẻ chữ. Bạn nào thực hiện đúng sẽ được tuyên dương.
 Trò chơi 3 : “Đưa bóng về kho”
+ Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội. Các đội sẽ đứng thành hàng dọc dưới vạch xuất phát. Khi có tín hiệu bắt đầu lần lượt từng bạn của mỗi đội sẽ bật qua các vòng tới chọn bóng có gắn chữ cái (e/ê/u/ư) theo yêu cầu của cô giáo bỏ vfao giỏ đội mình, sau đó về cuối hàng đứng để bạn tiếp theo thực hiện.
+ Luật chơi: Kết thúc trò chơi, đội nào được nhiều bóng đúng yêu cầu hơn sẽ là đội chiến thắng
* Hoạt động 3 : Kết thúc
- Củng cố và giáo dục trẻ
- Cho trẻ hát bài : Nhà của tôi  và chuyển sang hoạt động khác.

IV.  Hoạt động ngoài trời:
- Hoạt động có mục đích: Dùng que vẽ cái nồi, soong dưới nền đất
- Trò chơi vận động: Cáo và thỏ
- Chơi tự do: Chơi với cát nước, với đồ chơi ngoài trời tùy thích.

V. Hoạt động góc
- Góc xây dựng: Xây các kiểu nhà cao tầng
- Góc học tập: Xếp các kiểu nhà từ que tính.
- Góc phân vai: Siêu thị của bé
- Góc nghệ thuật: Vẽ, tô, nặn một số đồ dùng trong gia đình

VI. Hoạt động ăn ngủ:
- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
- Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
- Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng, và làm vệ sinh cá nhân.

VII. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ hát các bài hát chủ đề gia đình.
- Nhận xét, nêu gương, cắm cờ.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc

VIII. Vệ sinh trả trẻ:
- Vệ sinh trước trả trẻ.
- Trao đổi trò chuyện với PHHS về tình hình của trẻ trong ngày.
- Thông báo cho PH các hoạt động cần  thiết trong ngày tiếp theo.

IX. Nhận xét cuối ngày:
………………………………

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây