© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án mầm non: Kế hoạch chủ đề: gia đình, chủ đề nhánh: Ngôi nhà thân yêu. Ngày: Thứ hai

Chủ nhật - 07/06/2020 09:51
Giáo án mầm non: Kế hoạch giáo dục ngày, Chủ đề: gia đình, chủ đề nhánh: Ngôi nhà thân yêu. Ngày: Thứ hai
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÔI NHÀ THÂN YÊU
Ngày: Thứ hai

I. Đón trẻ:  
- Trao đổi với phụ huynh về một số hoạt động trong ngày của trẻ
- Cô hướng dẫn cất đồ dùng cá nhân.
- Trò chuyện về ngôi nhà, địa chỉ nhà của bé.

II. Thể dục buổi sáng
- Tập với bài “Nắng sớm”
* Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối, chạy nhanh, chạy chậm.
* Trọng động:        
- Hô hấp; Thổi nơ bay
- Tay: Hai tay đưa lên cao, gập vào vai
- Lườn: Hai tay chống hông, xoay người 90 độ
- Chân:  Hai tay chống hông đưa một chân ra trước 
- Bật: Bật tách chân, khép chân.
* Hồi tĩnh: Thả lỏng điều hòa.

III. Hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG:  KPKH
ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ NGÔI NHÀ CỦA BÉ 
1. Mục tiêu yêu cầu:
*  Kiến thức:
- Trẻ biết ngôi nhà là nơi ở của mọi người trong gia đình
- Trẻ biết tên gọi và nhận biết các kiểu nhà: Nhà trệt, nhà tầng, nhà sàn…
* Kỹ năng:               
- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Rèn kỹ năng nói rõ ràng, mạnh dạn, tự tin khi tham gia trò chơi
* Thái độ:  
- Biết yêu quý ngôi nhà và giữ gìn ngôi nhà sạch sẽ, gọn gàng
     
2. Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử
- Hình ảnh các kiểu nhà: (nhà trệt, nhà cao tầng: 2,3.4.5 tầng, nhà sàn)
- Một số hình vuông, chữ nhật, tam giác, que

3. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định
- Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”
+ Trò chuyện về bài hát
- Cho trẻ kể về ngôi nhà của mình.
* Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
 Cung cấp kiến thức:
- Cho trẻ quan sát về các kiểu nhà trên màn hình:
- Nhận biết về ngôi nhà
+ Cô đặt câu hỏi gợi ý để trẻ tư duy và nói những hiểu biết của trẻ về ngôi nhà.
+ Tên gọi các kiểu nhà...
+ Ngôi nhà gồm có mấy phần ? (Mái nhà, tường nhà, cửa chính, cửa sổ và phía trong là không gian ngôi nhà)
+ Cho trẻ so sánh 2 ngôi nhà (nhà trệt - nhà cao tầng;  nhà sàn - cao tầng )
+ Câu hỏi mở rộng: Người ta dùng vật liệu gì để xây dựng ngôi nhà? (Gạch, đá, xi-măng, cát sỏi, ngói, tôn)
* Giáo dục:                                              
+ Để giữ gìn nhà cửa luôn gọn gàng, sạch sẽ thì các con phải làm gì?
+ Các con hãy kể cho cô và các bạn về một số địa điểm công cộng gần nhà mình mà c/c biết?
* Luyện tập:
   Trò chơi: “Thợ xây tí hon”
+ Cách chơi: Cho trẻ chia làm 3 đội. Mỗi đội sẽ có một rổ gạch. 3 đội sẽ thi đua xây nhà.
+ Luật chơi: Kết thúc trò chơi, đội nào xây được nhà cao tầng hơn là thắng.
   Trò chơi 2: “Đội nào khéo hơn”
+ Cách chơi: Cho trẻ chia làm 3 đội, thi xếp các kiểu nhà bằng que.
+ Luật chơi: Đội nào xếp nhanh và được nhiều ngôi nhà hơn thì chiến thắng.
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Cho trẻ hát bài hát “Bé quét nhà” và chuyển sang hoạt động khác

IV. Hoạt động ngoài trời:
+ Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về ngôi nhà của bé
+ Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây
+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

V. Hoạt động góc:
- Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà của bé
- Góc học tập: Xếp chữ số đã học bằng hột hạt và ghép chữ cái bằng nét chữ rời, khoanh tròn chữ a, ă, â trong từ
- Góc phân vai: Bán vật liệu xây dựng
- Góc nghệ thuật: Vẽ, tô, nặn về ngôi nhà.

VI. Hoạt động ăn, ngủ:
- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
- Ăn hết khẩu phần ăn, gọn gàng sạch sẽ.
- Ngủ đảm bảo thời gian theo quy định.

VII. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ thực hiện vở ở trường.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc

VIII. Trả trẻ:
- Vệ sinh trước khi về.
- Trao đổi trò chuyện với PHHS về tình hình của trẻ trong ngày.
- Thông báo cho PH các hoạt động cần  thiết trong ngày tiếp theo

IX. Đánh giá cuối ngày:
…………………………………

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây