© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án mầm non: Kế hoạch chủ đề: Thế giới động vật. Chủ đề nhánh: Con vật nuôi trong gia đình. Ngày: Thứ tư

Chủ nhật - 31/05/2020 09:01
Giáo án mầm non: Kế hoạch giáo dục ngày, chủ đề: Thế giới động vật. Chủ đề nhánh: Con vật nuôi trong gia đình. Ngày: Thứ tư
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
Ngày: Thứ tư

I. Đón trẻ:
- Chơi tự do với các đồ chơi trong lớp
- Trò chuyện với trẻ về một số lòai động vật nuôi trong gia đình.
- Trò chuyện về lợi ích của các con vật nuôi trong gia đình.

II. Thể dục buổi sáng
   Tập với đĩa thể dục bài : “Gà trống, mèo con và cún con”
* Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối, chạy nhanh, chạy chậm.
* Trọng động:
+ Hô hấp: gà gáy
+ Tay: Đưa tay ra trước lên cao
+ Lườn: Đứng quay người sang hai bên
+ Chân: Bước khụy một chân ra phía trước, chân sau thẳng
+ Bật: Bật chân sáo.
* Hồi tĩnh: Thả lỏng điều hòa.

III. Hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG HỌC: LQVH
ĐỀ TÀI: THƠ: “ MƯỜI QUẢ TRỨNG TRÒN”

1. Mục đích, yêu cầu:
 * Kiến thức:
- Trẻ biết tên bàì thơ “Mười quả trứng tròn”, tên tác giả : Phạm Hổ
Hiểu được nội dung bài thơ nói lên sự phát triển của gà con là nhờ có mẹ chăm sóc, ấp ủ…”
* Kỹ năng:
-  Đọc rõ lời và thuộc bài thơ
-  Trả lời câu hỏi to, rõ ràng, đủ câu
- Thực hiện tốt trò chơi
* Thái độ:
- Trẻ biết yêu quí các loài vật nuôi

2. Chuẩn bị:
- Slide bài giảng
- Tranh minh họa theo nội dung bài thơ
- Một số bài hát trong chủ điểm.

3. Tiến hành tổ chức
*Hoạt động 1: Ổn định
Cô cùng trẻ hát bài “ Đàn gà con”
- Bài hát nói về con vật gì? nhà bạn nào nuôi gà và có đàn gà con? Các con có biết gà mẹ đã phải ấp ủ chăm chút như thể nào để cho trứng nở thành gà con không? Cô giới thiệu bài thơ.
*Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
Dạy trẻ đọc thơ  “ Mười quả trứng tròn”
- Cô đọc lần 1: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
Cô dọc lần 2 kết hợp sử dụng  hình ảnh minh họa
- Giảng nội dung bài thơ: ( Bài thơ kể về sự lớn lên của đàn gà con, từ khi còn là quả trứng, đã được gà mẹ ấp ủ chăm sóc và hôm nay đã nở thành đàn gà con xinh sắn, có đôi chân bé xíu, đôi mắt đen sáng ngời…)
- Đàm thoại: Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Của tác giả nào?
- Bài thơ kể về gì? Khi nở thành đàn gà con thì những chú gà đẹp như thế nào?...
- Cái mỏ như thế nào? Cái chân như thế nào? Bộ lông màu gì? Đôi mắt ra sao?
* Cô đọc lại bài thơ  kết hợp rối
- Mời cả lớp đọc thơ cùng cô 3 – 4 lần, sau đó mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ, cô chú ý sửa sai, sửa ngọng cho trẻ
- Nếu trẻ đã thuộc, cô cho trẻ thi đua đọc thơ với nhiều hình thức khác nhau
Giáo dục trẻ biết yêu quý và chăm sóc những con vật nuôi.
* Luyện tập
Trò chơi: “Gà về đúng nhà”
- Cách chơi: Trẻ sẽ là những chú gà con đi tìm mồi, khi có hiệu lệnh trời mưa gà sẽ về đúng nhà với ký hiệu.
- Luật chơi: Trẻ nào về không đúng nhà sẽ nhảy lò cò.
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Cho trẻ vận động bài “Đàn gà con” và chuyển sang hoạt động khác

IV. Hoạt động ngoài trời:
- Hoạt động có mục đích: Đi thăng bằng trên ghế thể dục
- Trò chơi vận động:  Bịt mắt bắt dê
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích

V. Hoạt động góc:
- Góc xây dựng: Xây chuồng cho các con vật, xây vườn, ao, chuồng
- Góc phân vai: Bán các con vật nuôi trong gia đình, bán con giống, bán thức ăn động vật.
- Góc âm nhạc: Hát và vận động các bài hát trong chủ đề
- Góc học tập: Trẻ cùng đếm, tạo nhóm theo ý thích về con vật, xếp chữ, số

VI. Ăn ngủ
- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
- Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
- Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng, và làm vệ sinh cá nhân.

VII. Hoạt động chiều:
- Đọc đồng dao về các con vật
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc

VIII. Trả trẻ:
- Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, chải tóc gọn gàng cho trẻ.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh.
- Trao đổi với phụ huynh một số biện pháp phòng bệnh cho trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp và ở nhà.

IX. Đánh giá cuối ngày:
………………………………

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây