© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án mầm non: Kế hoạch chủ đề: Thế giới động vật. Chủ đề nhánh: Động vật sống trong rừng. Ngày: Thứ hai

Thứ tư - 03/06/2020 04:47
Giáo án mầm non: Kế hoạch giáo dục ngày, chủ đề: Thế giới động vật. Chủ đề nhánh: Động vật sống trong rừng. Ngày: Thứ hai
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
Ngày: Thứ hai

I. Đón trẻ:
- Chơi tự do với các đồ chơi trong lớp
- Trò chuyện với trẻ về một số lòai động vật sống trong rừng
- Trò chuyện về lợi ích của các con vật sống trong rừng.

II. Thể dục buổi sáng
   Tập với đĩa thể dục bài : “Chú voi con ở Bản Đôn”
* Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối, chạy nhanh, chạy chậm.
* Trọng động:
+ Hô hấp: gà gáy
+ Tay: Đưa tay ra trước lên cao
+ Lườn: Đứng quay người sang hai bên
+ Chân: Bước khụy một chân ra phía trước, chân sau thẳng
+ Bật: Bật chân sáo.
* Hồi tĩnh: Thả lỏng điều hòa.

III. Hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG HỌC: KPKH
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG

1. Mục đích, yêu cầu:
*Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, gọi tên, nhận xét được những đặc điểm bên ngoài của các con vật sống trong rừng như: voi, hổ, sư tử, khỉ…về cấu tạo, hình dáng, cách vận động, thức ăn, tiếng kêu, tập tính.
*Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng phát triển ngôn ngữ, kỹ năng so sánh sự giống nhau và khác nhau của nhóm con vật ăn thịt và nhóm con vật ăn thực vật. Rèn ghi nhớ có chủ định phân nhóm con vật theo các dấu hiệu: thức ăn (ăn cỏ, hoa quả/ ăn thịt), tập tính (hiền lành/hung dữ), vận động (có khả năng chạy nhanh/có khả năng leo trèo).
*Thái độ:
- Bảo vệ các động vật quý hiếm, chống nạn phá rừng, săn bắt thú. Bảo vệ tải nguyên rừng.

2. Chuẩn bị:    
- Bài giảng điện tử
- Hình ảnh về các động vật sống trong rừng.
- Lô tô các động vật sống trong rừng.

3. Tiến hành tổ chức
* Hoạt động 1: Ổn định
Cho trẻ hát và vận động theo bài “Vào rừng xanh”. Cô trò chuyện với trẻ:
- Các bạn vừa hát bài gì?
- Trong bài hát nhắc đến những con vật nào?
- Những con vật này sống ở đâu?
- Trong rừng còn có những con vật nào nữa?
- Để biết những con vật nào sống trong rừng nữa thì cô mời các con cùng hướng  mắt về màn hình xem nha
* Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
Quan sát sư tử:
+ Cô cho trẻ xem 1 đoạn clip về sư tử.
- Các con vừa xem video về con gì? ( Sư tử)
- Nó đang làm gì?
- Nó chạy thế nào?
- Con vật này sống ở đâu?
- Con sư tử kêu thế nào?
- Nó đuổi bắt trâu rừng làm gì?
- Thức ăn của sư tử là gì?
*Sư tử là động vật hung dữ chuyên ăn thịt con vật khác. Sư tử có 4 chân, dưới bàn chân có móng dài, nhọn sắc. Sư tử có lông màu vàng nhạt, con cái không có bờm, con đực có bờm sù trước mặt. Sư tử đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Sư tử sống theo bầy đàn. Sư tử được mệnh danh là “chúa tể rừng xanh”.
Quan sát con hổ:
- Cô đọc câu đố:
“Lông thì vằn vện, mắt xanh
Dáng đi uyển chuyển, nhe nanh tìm mồi
Thỏ, nai gặp phải, hỡi ôi!
Chạy nhanh đi trốn nếu không nạp mình.
Là con gì? (Con hổ)
- Lông hổ thế nào? (Lông hổ có màu vàng đậm và có nhiều vằn đen…)
- Con Hổ có mấy chân? Dưới chân hổ có gì? Nó như thế nào? (4 chân, có mòng vuốt sắc nhọn)
- Con hổ kêu như thế nào? (G...ào.)
- Con hổ ăn gì? (ăn thịt, ăn các con vật nhỏ hơn)
- Con hổ là con vật hung dữ hay hiền lành?
- Con Hổ có trèo cây được không? ( Cho trẻ xem vi deo hổ trèo cây)
*Hổ là động vật hung dữ chuyên ăn thịt con vật khác. Hổ có 4 chân, dưới bàn chân có móng dài, nhọn sắc. Hổ có lông màu vàng đậm và có vằn đen.Hổ đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Hổ sống theo bầy đàn. Hổ còn có tên gọi khác là cọp.
+ Ngoài Sư tử và hổ ra các con có biết con vật nào ăn thịt nữa? (Mèo rừng, rắn,báo, chó sói, linh cẩu,…)
Quan sát Con voi:
- Cô đọc câu đố:
“Bốn chân trông tựa cột đình
Vòi dài, tai lớn, dáng hình oai phong
Là con gì?”

- Cô cho trẻ xem vi deo về con voi và trò chuyện:
+ Voi có gì rất lạ ? (Vòi,)
+ Vòi của con voi dùng để làm gì? (dùng để lấy thức ăn đưa vào miệng, uống nước)
+ Vòi chính là gì của chú Voi? ( là mũi và như tay )
+ Voi có mấy chân? Chân voi thế nào? Có vuốt không? (4 chân, chân rất to,có móng không có vuốt)
+ Da voi màu gì? (Màu xám)
+ Con voi ăn gì? (hoa quả, cành cây nhỏ, mía)
+ Voi là con vật hiền lành hay hung dữ? (Con voi là con vật hiền lành nó được con người thuần hoá và còn giúp con người làm rất nhiều việc. Chở khách thăm quan, kéo gỗ, biểu diễn xiếc)
*Voi là con vật to lớn, có 4 chân và cái vòi dài. Con voi còn có đôi ngà màu trắng rất cứng và có cái đuôi dài. Voi thích ăn mía và lá cây. Voi lấy thức ăn bằng vòi và dùng voi để uống nước. Voi sống thành từng bầy đàn. Voi rất khỏe, nó giúp con người nhiều việc nặng nhọc như kéo gỗ, trở đồ, hàng. Voi đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Cho cả lớp đọc thơ “Con voi”.
Quan sát Con Hươu cao cổ.
+ Cô cho trẻ quan sát tranh con Hưu cao cổ và trò chuyện với trẻ
- Con gì vậy? Cổ nó thế nào?
- Lông nó màu gì?
- Hươu ăn gì?
- Hươu sống ở đâu?
- Hươu có mấy chân? Chân có móng vuốt không?
- Theo con Hươu có trèo cây được không?
*Hươu là con vật hiền lành, Hươu có lông màu vàng xen những vằn đen như nhưng ô nhỏ trên da. Hươu sống thành bầy đàn, Hưu đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Hươu thích ăn cỏ và là cây.
+ Ngoài con Voi và Hươu cao cổ ra con có những con vật nào cũng ăn cỏ? (Cho trẻ xem tranh nhưng con vật ăn cỏ khác)
So sánh:
- Cho trẻ so sánh:Theo thức ăn ( Sư tử, Hổ - Hươu, Voi)
Giống  nhau: Đều là động vật sống trong rừng, có 4 chân, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Sống bầy đàn.
Khác nhau: + Hình dáng
                   + Thức ăn
                 + Khả năng vận động: Chạy nhanh, không leo trèo được/ chạy chậm hơn, có khả năng leo trèo
- Cô nhấn mạnh: Tất cả những con vật trên là những con vật sống trong rừng. Một số con có thể được thuần chủng để nuôi trong gia đình, nuôi ở sở thú…
- Trò chuyện về ích lợi của các con vật: voi chở người, chở hàng hóa, ngà voi có thể được dùng làm để trang trí, voi , hổ, khỉ, sư tử có thể làm xiếc để phục vụ nhu cầu giải trí…
- Cô hỏi: Nếu không có rừng thì chuyện gì sẽ xảy ra với các con vật?
          Nếu không có nước, hạn hán thì các con vật sẽ như thế nào?
- Vậy chúng ta phải làm gì để giúp các con vật được sống vui vẻ trong rừng? (Bảo vệ rừng, không chặt phá rừng, không săn bắt thú)
- Giáo dục kỹ năng sống: Nếu gặp những động vật hung dữ, to lớn, chúng ta có nên đến gần không? Vì sao?
- Nên làm gì để tránh nguy hiểm? (Không đến gần, kêu to để nhờ sự giúp đỡ của người lớn)
* Hoạt động 3: Kết thúc
-  Vận động “Đố bạn” và chuyển sang hoạt động khác

IV. Hoạt động ngoài trời:
- Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về một số con vật sống trong rừng.
- Trò chơi vận động: Cáo và thỏ
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích

V. Hoạt động góc:
- Góc xây dựng: Xây dựng sở thú.
- Góc phân vai: Gia đình.(Đi chơi sở thú)
- Góc nghệ thuật: Vẽ, xé, nặn,cắt dán làm ảnh một số con vật nuôi sống trong rừng.
- Góc học tập: Trẻ cùng đếm, tạo nhóm theo ý thích về con vật, xếp chữ, số

VI. Vệ sinh, ăn ngủ:
- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
- Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
- Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng và làm vệ sinh cá nhân.

VII. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ thực hiện vở ở trường
- Nhận xét, nêu gương, cắm cờ
- Cho trẻ xem truyện cổ tích

VIII. Trả trẻ:
- Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, chải tóc gọn gàng cho trẻ.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh.
- Trao đổi với phụ huynh một số biện pháp phòng bệnh khi thời tiết giao mùa.

IX. Đánh giá cuối ngày:
…………………………………

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây