© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh học 9 (Đề số 3)

Thứ sáu - 20/01/2017 04:45
Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh học 9 (Đề số 3), có đáp án.
A. PHẦN TỰ LUẬN
 
Câu 1. Thế nào là NST kép và cặp NST tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa NST kép và cặp NST tương đồng.
Câu 2. Giao tử là gì? Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật.
Câu 3. Ở bí, tính trạng quả tròn trội không hoàn toàn so với tính trạng quả dài. Quả bầu dục là tính trạng trung gian giữa quả tròn và quả dài.
 
Cho giao phấn giữa cây có quả tròn với cây có quả dài, thu được F1.  Tiếp tục cho F1  giao phấn với nhau.
 
a. Lập sơ đồ lai từ P đến F1
b. Cho  F1 lai phân tích thì kết quả được tạo ra sẽ như thế nào về kiểu gen và kiểu hình?
 
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM
 
Câu 1. Kết thúc 1 lần nguyên phân của một tế bào sinh dưỡng ở người thì số NST có trong các tế bào con được tạo ra là bao nhiêu?
 
A. 46 NST kép
B. 46 NST đơn
C. 92 NST đơn
D. 92 NST kép
 
Câu 2. Hiện tượng nào dưới đây xảy ra ở kì đầu của nguyên phân ?
 
A. Thoi vô sắc biến mất.
B. Thoi vô sắc trở nên hoàn chỉnh,
C. Bắt đầu hình thành thoi vô sắc.
D. Mỗi NST kép tách đôi ở tâm động và phân li.
 
Câu 3. Kiểu gen nào dưới đây tạo được hai loại giao tử?
 
A. aabb
B. AaBb
C. AABB
D. AaBB
 
Câu 4. Kết quả nào dưới đây xuất hiện ở sinh vật nhờ hiện tượng phân li độc lập của các cặp tính trạng?
 
A. Làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp
B. Làm giảm xuất hiện biến dị tổ hợp
C. Làm giảm sự xuất hiện số kiểu hình
D. Làm giảm sự xuất hiện số kiểu gen
 
Câu 5. Phép lai nào sau đây cho kết quả ở con lai không đồng tính?
 
A. P: BB X bb
B. P: bb X bb
C. P: Bb X bb
D. P: BB X BB
 
Câu 6. Ở nguyên phân, sự tự nhân đôi NST xảy ra ở kì nào?
 
A. Kì giữa
B. Trung gian
C. Kì cuối
D. Kì sau
 
Câu 7. Tìm các từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3,... để hoàn chỉnh đoạn văn viết về cấu trúc NST :
 
Cấu trúc hiển vi của NST thường được mô tả khi nó có..(1)... ở kì giữa. Ở kì này, NST gồm...(2)... chị em (Crômatic) gắn với nhau ở tâm dộng (eo thứ nhất) chia nó thành hai cánh. Tâm động là điểm đính NST vào...(3)... trong bộ thoi phân bào. Nhờ đó, khi sợi tơ co rút trong quá trình...(4)... NST di chuyển về các cực của tế bào. Một số NST,..(5) .. thứ hai.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

A. PHẦN TỰ LUẬN
 
Câu 1.
 
1. NST kép và cặp NST tương đồng
 
а. NST kép
 
NST kép là NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST, gồm có hai crômatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động, mang tính chất một nguồn gốc (hoặc có nguồn gốc từ bố, hoặc có nguồn gốc từ mẹ).
 
b.  Cặp NST tương đồng
 
Cặp NST tương đồng là cặp gồm 2 NST độc lập với nhau, giống nhau về hình dạng và kích thước, mang tính chất hai nguồn gốc (có một chiếc có nguồn gốc từ bố và một chiếc có nguồn gốc từ mẹ).
 
2. Sự khác nhau giữa NST kép và cặp NST tương đồng
 
 
NST kép Cặp NST tương đồng
- Chỉ là một NST gồm hai crômatit giống nhau, dính nhau ở tâm động - Gồm 2 NST giống nhau về hình dạng và kích thước
- Mang tính chất một nguồn gốc: hoặc có từ bố hoặc có từ mẹ - Mang tính chất hai nguồn gốc: một chiếc có nguồn gốc từ bố và một chiếc có nguồn gốc từ mẹ
- Hai crômatit hoạt động như một thể thống nhất - Hai NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập với nhau.
 
Câu 2.
 
1. Khải niệm giao tử
 
Giao tử là những tế bào sinh dục đơn bội (n) được tạo ra từ sự giảm phân của các tế bào sinh giao tử (tinh bào bậc I hoặc noãn bào bậc I) và có khả năng thụ tinh để tạo ra hợp tử.
Có hai loại giao tử là: Giao tử đực và giao tử cái.
 
2. Quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật
 
a.  Phát sinh giao tử đực
 
Các tế bào mầm ở cơ thể đực nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra nhiều tế bào con, được gọi là tinh nguyên bào. Các tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc I. 
 
Mỗi tinh bào bậc I sau đó giảm phần bằng 2 lần phân bào, lần thứ nhất tạo ra 2 tinh bào bậc II và lần thứ 2 tạo 4 tinh tử. Cả 4 tinh tử phát triển thành 4 tinh trùng (giao tử đực).
 
b. Phát sinh giao tử cái
 
Các tế bào mầm ở cơ thể cái nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra các tế bào con được gọi là noãn nguyên bào. Các noãn nguyên bào phát triển thành noãn nguyên bào bậc I.
 
- Mỗi noãn nguyên bào bậc I giảm phân qua 2 lần phân bào, lần thứ nhất tạo ra một tế bào có kích thước lớn gọi là noãn hoàn bậc II và một tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ nhất, ở lần phân bào hai, hai tế bào tạo ra ở lần thứ nhất tiếp tục tạo ra tổng số 4 tế bào, trong đó có một tế bào có kích thước lớn trở thành trứng (giao tử cái) có khả năng thụ tinh và 3 tế bào có kích thước nhỏ gọi là 3 thể cực thứ hai không có khả năng thụ tinh và bị thoái hoá.
 
Câu 3.
 
Theo đề bài, quy ước:
 
Gen A: quả tròn, trội không hoàn toàn so với gen a: quả dài. Kiểu gen AA: cho quả tròn; Aa: cho quả bầu dục và aa: cho quả dài.
 
a, ) Sơ đồ lai từ P đến F2
 
Cây P có quả tròn mang kiểu gen AA.
Cây P có quả dài mang kiểu gen aa.
 
Sơ đồ lai:
 
P: AA (quả tròn)  x  aa (quả dài)
Gp: A                             a
F1:              Aa
Kiểu hình 100% quả bầu dục
F1: Aa (quả bầu dục) x Aa (quả bầu dục)
GF1 A, a                          A,a
: F2     1 AA: 2 Aa : 1 aa
 
Kiểu hình: 1 quả tròn : 2 quả bầu dục : 1 quả dài
 
b) Cho F1 lai phân tích:
 
F: Aa (quả bầu dục) x aa (quả dài)
GF1:  A, a                          a
F:              1 AA : 1 aa
Kiểu hình : 1 quả bầu dục : 1 quả dài
 
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM
 
Câu 1. C     Câu 2. C     Câu 3. D
Câu 4. A     Câu 5. C     Câu 6. B
 
Câu 7. 1. Dạng đặc trưng ; 2. Hai nhiễm sắc tử ; 3. Sợi tơ vô sắc ; 4. Phân bào ; 5. Còn có eo
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây