© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh học 9 (Đề số 4)

Thứ sáu - 20/01/2017 04:49
Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh học 9 (Đề số 4), có đáp án
A. PHẦN TỰ LUẬN
 
Câu 1. Vì sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loại đậu Hà Lan? Những định luật của Menđen có thể áp dụng được trên các oại sinh vật khác được không? Vì sao?
Câu 2. Khái niệm về thụ tinh. Giải thích ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh?
Câu 3. Di truyền liên kết là gì? Nguyên nhân của hiện tượng (di truyền liên kết? Vì sao ruồi giấm là một đối tượng thuận lợi trong sự nghiên cứu di truyền?).
 
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM
 
Câu 1. Ở các loài sinh sản hữu tính, bộ NST đặc trưng của loài được ổn định qua các thế hệ nhờ cơ chế nào?
 
A. Nguyên phần kết hợp với thụ tinh
B. Quá trình nguyên phân
C. Nguyên phân kết hợp với giảm phân
D. Nguyên phân, giảm phân kết hợp với thụ tinh

Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về giảm phân ở tế bào ?
 
A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần.
B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần.
C. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần.
D. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần.
 
Câu 3. Hình thức sinh sản nào tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật?
 
A. Sinh sản vô tính
B. Sinh sản hữu tính
C. Sinh sản sinh dưỡng
D. Sinh sản nẩy chồi
 
Câu 4. Khi cho giao phấn giữa cây có quả tròn, chín sớm với cây (có quả dài, chín muộn. Kiểu hình nào ở con lai dưới đây được xem là biến dị tổ hợp)?
 
A. Quả tròn, chín sớm
B. Quả dài, chín muộn
C. Quả tròn, chín muốn
D. Cả A, B và C đều đúng
 
Câu 5. Trong phép lai giữa hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì kết luận nào dưới đây là đúng?
 
A. F1 có kiểu gen dị hợp
B. F1 đồng tính trung gian
C. F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 2 : 1
D. F2 có tỉ lệ kiểu gen là 3 : 1
 
Câu 6. Ở động vật trong cùng một loài, kích thước của trứng và tinh trùng như thế nào?
 
A. Tinh trùng có kích thước lớn hơn trứng,
B. Trứng và tinh trùng có kích thước bằng nhau.
C. Trứng có kích thước lớn hơn tinh trùng.
D. Cả A, B và C đều đúng.
 
Câu 7. Chọn các cụm từ : một nửa, hai lần phân bào, đơn bội (n), sự phân chia, điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3,... để hoàn chỉnh các câu sau:
 
Giảm phân là...(1).. của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua...(2)... liên tiếp, cho ra bốn tê bào con đều mang bộ NST...(3)... nghĩa là số lượng NST giảm đi...(4)... ở tế bào con so với tế bào mẹ.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

A. PHẦN TỰ LUẬN
 
Câu 1.
 
Menđen thường tiến hành các thí nghiệm của mình trên loài đậu Hà Lan vì khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt của nó. Đặc điểm này của đậu Hà Lan tạo thuận lợi cho Menđen trong quá trình nghiên cứu các thế hệ com lai đời F1 , F2 ... từ một cặp bố mẹ (P) ban đầu.
 
Bên cạnh đố, với đặc điểm dễ gieo trồng của đậu Hà Lan cũng tạo thuận lợi cho người nghiên cứu.
 
Các định luật di truyền mà Menđen phát hiện được không chỉ áp dụng cho loài đậu Hà lan mà còn ứng dụng cho nhiều loại ở sinh vật khác. Vì mặc dù thường tiến hành thí nghiệm trên đậu Hà lan; nhưng để có thể khái quát thành định luật Menđen phải lập lại thí nghiệm đó trên nhiều đối tượng loài khác nhau và khi các kết quả thu được đều cho thấy ổn định ở nhiều loài khác nhau, Menđen mới dùng thống kê toán học để khái quát định luật.
 
Câu 2.
 
1. Khái niệm về thụ tinh
 
Thụ tinh là sự kết hợp của một giao tử đực và một giao tử cái, huy giữa một tinh trùng với một tế bào trứng để tạo thành hợp tử.
 
Về mặt di truyền, thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp của bộ phận đơn bội (m) thay tổ hợp 2 bộ NST của hai giao tử đực và cái tạo thành bộ NST lưỡng bội (2n) có nguồn gốc từ bố và mẹ ở hợp tử.
 
2. Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh
 
Nhờ có giảm phân, giao tử đực tạo thành mang bộ NST đơn bội (n) và qua thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái, bộ NST lưỡng bội (2n) được phục hồi. Như vậy, sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo sự duy trì ổn định của bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể của loài.
 
Mặt khác, giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử qua thụ tinh đã tạo các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. Chính đây là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện biến dị tổ hợp phong phú ở những loài sinh sản hữu tính, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống. Do đó, người ta thường dùng phương pháp lai hữu tính tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhằm phục vụ cho công tác chọn giống.
 
Câu 3.
 
1. Hiện tượng di truyền liên kết
 
a. Di truyền liên kết
 
Là hiện tượng di truyền mà các cặp tính trạng phụ thuộc vào nhau chứ không phân li độc lập, sự di truyền của các cặp tính trạng này kéo theo sự di truyền của các cặp tính trạng khác.
 
b. Nguyên nhân của hiện tượng di truyền liên kết
 
Là do các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cập nhiễm sắc thể tương đồng, nói cách khác mỗi NST mang nhiều gen khác nhau và các gen trên 1 NST cùng phân li, cùng tổ hợp với nhau trong giảm phân tạo giao tử và trong thụ tinh tạo hợp tử.
 
2. Ruồi giấm là đối tượng thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền.
 
Do các đặc điểm sau đây của ruồi giấm: dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời ngắn (10 - 14 ngày đã cho ra một thế hệ), số lượng NST ít (2n = 8) và có nhiều biến dị dể quan sát.
 
Nghiên cứu trên loài ruồi giấm, Moocgan đã phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết.
 
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM
 
Câu 1. D     Câu 2. D               Câu 3. B
Câu 4. C     Câu 5. A               Câu 6. C
 
Câu 7. 1. Sự phân chia ; 2. Hai lần phân bào ; 3. Đơn bội (n); 4. Một nửa
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây